see more blog

5 lợi ích của điện toán đám mây: Tại sao nên chọn làm việc trên các nền tảng đám mây (Cloud)?


Các tổ chức dù ở quy mô nào đều có thể tiết kiệm chi phí, tối ưu bảo mật và hưởng thêm nhiều lợi thế khi làm việc trên nền tảng đám mây (cloud).

1. Nhanh chóng tuỳ chỉnh quy mô dịch vụ đám mây.

Những lợi ích của điện toán đám mây (Cloud computing) là gì? Nhiều tổ chức cho biết rằng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP) ngoài đáp ứng đủ nhu cầu của họ, vẫn có thể bổ sung thêm các lợi ích khác. Cơ sở hạ tầng đám mây sẽ mang lại lợi ích các công ty nhỏ lẫn doanh nghiệp lớn – những tổ chức mong muốn tận dụng được các giải pháp bảo mật hiện đại và sức mạnh của điện toán linh hoạt. Bài viết sau sẽ giúp người đọc tìm hiểu về năm lợi ích của điện toán đám mây, và tại sao lựa chọn làm việc trên nền tảng đám mây là quyết định đúng đắn của một tổ chức.

Ưu điểm nổi bật của điện toán đám mây là khả năng tùy chỉnh quy mô (scalability). Khác với việc phải cần mua thêm phần cứng cho các trung tâm lưu trữ dữ liệu tại chỗ (on-premises datacenters), các dịch vụ đám mây (cloud service) công cộng có thể nhanh chóng mở rộng quy mô khi cần thiết. Ngược lại, khi nhu cầu về một tài nguyên nhất định (chẳng hạn như không gian đĩa hoặc các đơn vị xử lý trung tâm) giảm xuống, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu nhỏ quy mô lại. Mô hình quy mô tăng/giảm này đảm bảo các doanh nghiệp có được các tài nguyên cần thiết, trong trường hợp cần thiết. Ngoài ra, một ưu điểm quan trọng khác là các CSP có thể nhanh chóng giới thiệu, đưa những dịch vụ và giải pháp đám mây mới tiếp cận thị trường. Công việc này đã từng ngốn hàng tháng trời, và nay chỉ mất vài ngày.

2. Tiết kiệm chi phí khi “dùng đến đâu, trả đến đó”.

Doanh nghiệp, tổ chức có thể tiết kiệm kha khá chi phí khi chuyển lên làm việc trên nền tảng đám mây. Hầu hết các dịch vụ đám mây không đòi hỏi chi phí cơ sở hạ tầng ban đầu, vì vậy mọi người chỉ cần chi trả cho những gì họ sử dụng. Mô hình chi phí thường gặp là: “Sử dụng càng nhiều, chi phí càng cao”.  Đám mây có thể là một giải pháp tối ưu chi phí đối với một khối lượng công việc được xác định trước. Đây cũng là lợi ích cốt lõi cho các doanh nghiệp có lịch trình vận hành được sắp xếp sẵn. Thêm vào đó, hầu hết các nhà cung cấp đều cho phép tổ chức tự động hoá cơ sở hạ tầng trực tuyến để thực hiện một tác vụ cụ thể và sau đó dừng hệ thống đi khi công việc hoàn tất. Do đó, chúng ta chỉ phải chi trả cho khoảng thời gian mà cơ sở hạ tầng phải vận hành.

3. Phục hồi dịch vụ đám mây nhanh hơn sau sự cố, hay thậm chí thảm họa.

Nếu xuất hiện sự cố, điện toán đám mây có thể khắc phục vô cùng nhanh chóng và tiết kiệm. Xuyên suốt giai đoạn khủng hoảng, một lợi ích đáng kinh ngạc của điện toán đám mây là khả năng triển khai nhanh chóng các dịch vụ. Khi sự cố xảy ra, nhờ vào những tùy chọn lưu trữ dữ liệu không quá tốn kém, các tổ chức có thể lưu giữ một bản sao dữ liệu được đồng bộ hoá liên tục trên đám mây để sử dụng. Khi một sự cố bất ngờ xảy ra, hệ thống sẽ “Fail-over” (chuyển dữ liệu khi có lỗi) sang các hệ thống và dữ liệu sao lưu dự phòng. Sau khi sự cố dần được khắc phục tại trung tâm dữ liệu vật lý của tổ chức, dữ liệu trong đám mây sau đó có thể được “Failed back” (chuyển trở lại hệ thống ban đầu) để tiếp tục hoạt động bình thường.

4. Hỗ trợ tiếp cận công nghệ mới.

Một lợi ích khác của điện toán đám mây là khả năng thử nghiệm các ý tưởng mới và công nghệ hiện đại nhất. Việc cải tiến công nghệ có thể khá đắt đỏ vì đôi khi yêu cầu tổ chức cần phải chuẩn bị các phần cứng và phần mềm mới để sử dụng, đặc biệt trong khi nhu cầu ứng dụng thực tế vẫn chưa rõ ràng. Trong khi đó, chúng ta có thể tận dụng đám mây để thử nghiệm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và thuật toán học máy (Machine Learning Algorithms). Sau khi quá trình thử nghiệm hoàn tất, tổ chức có thể lựa chọn giữa việc tiếp tục tận dụng đám mây cho môi trường sản xuất hay xây dựng cơ sở hạ tầng tại chỗ. Bên cạnh đó, nếu thử nghiệm thất bại, cơ sở hạ tầng đám mây đơn giản sẽ bị tắt đi và tổ chức chỉ bị mất phí trong khoảng thời gian cơ sở hạ tầng được thiết lập và vận hành.

5. Tăng cường bảo mật, tận dụng CIS Hardened Images.

Cơ sở hạ tầng đám mây cũng có thể cung cấp các tùy chọn bảo mật nâng cao như quản lý bản vá (Patch management), cập nhật hệ điều hành (OS updates), và máy ảo pre-hardened (Pre-hardened virtual machine – VM). Bằng cách khởi tạo bằng các cấu hình an toàn, các tổ chức có thể hoàn toàn yên tâm tận hưởng các lợi ích của điện toán đám mây. CIS Hardened Images là các máy ảo được thiết lập sẵn cấu hình (pre-configured VMs) để đáp ứng các khuyến nghị bảo mật mở theo tiêu chuẩn của CIS Benchmark. Đây là cách CIS Hardened Images được phát triển:

CIS Hardened Images

CIS Hardened Images đã làm giảm đáng kể các mối đe dọa thông thường như phần mềm độc hại (Malware), lỗi chứng thực yếu (Insufficient authorization) và xâm nhập từ xa (Remote intrusion). Hiện đang có sẵn 30 CIS Hardened Images khác nhau trên các chợ ứng dụng sau:

Đáp án cho câu hỏi: Lợi ích của điện toán đám mây là gì?

Đến đây, chúng ta đã hiểu được lý do tại sao các tổ chức lớn và nhỏ đang dần chuyển sang sử dụng nền tảng đám mây công cộng (Public cloud). Với các tiện ích như cung cấp các tùy chọn nâng cao về bảo mật, tiết kiệm chi phí và tự động hóa, cơ sở hạ tầng đám mây cho phép các tổ chức khám phá và đổi mới công nghệ. Vì vậy, lựa chọn làm việc trên nền tảng đám mây sẽ vô cùng tuyệt vời khi ưu tiên hàng đầu hướng về sự tiện lợi, chi phí và bảo mật.

Về VTI Cloud

VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi: Tại đây

 

Related news

what’s up at VTI