see more blog

6 Yếu Tố Giúp Hoạch Định Chuyển Dịch Lên Đám Mây cho DN Tài Chính – Ngân Hàng

vticloud-aws-banking

Trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra, nhiều ngân hàng đã khai phá về sức mạnh và khả năng của các dịch vụ điện toán đám mây (cloud-based), nhưng đa số đều chưa thực sự mặn mà với chúng. Khi việc triển khai hạ tầng đám mây được đón nhận tích cực hơn, nó cũng đã gây ra một số trở ngại về chi phí cho doanh nghiệp, vì phải thuê thêm chuyên gia và tổ chức đào tạo nhân sự.

COVID-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện đó khiến việc ứng dụng điện toán đám mây trở thành kế hoạch dài hạn của nhiều ngân hàng. Giờ đây, toàn bộ ngành công nghiệp đều đổ dồn sự tập trung vào điện toán đám mây. Mặc dù vậy, rất nhiều doanh nghiệp, trong nỗ lực “bắt trend” nhận thấy kết quả không như kỳ vọng. Một trong những lý do có thể kể đến là sự thiếu kết nối giữa các kỹ sư và đội ngũ nhân viên trong ngân hàng. Hầu hết các nhóm kỹ sư đang thiếu các quy chuẩn làm việc với các phòng ban trong doanh nghiệp, dẫn tới thất bại trong việc nhận diện các lĩnh vực mà họ có thể kiếm lời nhiều nhất bằng việc di chuyển lên hạ tầng đám mây (cloud migration), bỏ lỡ cơ hội để nâng tầm các tiện ích từ đám mây.

Một sai lầm đáng kể mà nhiều ngân hàng đã mắc phải khi ứng dụng điện toán đám mây đó là việc thiếu tầm nhìn toàn diện về khả năng của hạ tầng đám mây tới hoạt động tổ chức. Với mong muốn chuyển đổi số nhanh chóng, rất nhiều ngân hàng nhận thấy họ đang quản lý một mạng lưới hạ tầng mới chỉ dừng ở quy mô phòng ban. Thay vì đặt vào chiến lược lâu dài, hạ tầng đám mây trở thành một chuỗi các dự án IT nhỏ lẻ với các tác động vô cùng hạn chế tới toàn bộ doanh nghiệp. Cách tiếp cận này dẫn tới việc ứng dụng điện toán đám mây không bao giờ đi quá được giai đoạn thử nghiệm, giới hạn khả năng thành công của tổ chức khi không thể ứng dụng nền tảng hạ tầng quan trọng lên quy mô lớn.

Các ngân hàng nên dành thời gian để hoạch định, nhận biết các thế mạnh của các bên cung cấp nền tảng đám mây, giúp cho bên cung cấp có thể hỗ trợ trực tiếp các nhu cầu của tổ chức. Xây dựng kế hoạch chuyển lên hạ tầng đám mây là điều kiện tiên quyết cho thành công. Sau đây là 6 yếu tố cho một kế hoạch chi tiết dành cho các tổ chức tài chính đang có nhu cầu chuyển dịch hạ tầng lên đám mây:

1. Nhận diện các dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp

Do phần lớn các tổ chức đều đang ứng dụng mô hình multi-cloud để xoa dịu các lo ngại từ nhà cầm quyền về việc chỉ sử dụng một nền tảng, khiến cho việc thiết lập một nền tảng đám mây đồng bộ cho cả hệ thống trở thành một lợi thế căn bản. Trước khi bắt đầu, các ngân hàng cần đảm bảo thống nhất các ưu tiên của doanh nghiệp với thế mạnh của bên cung cấp. Ví dụ như lựa chọn Amazon Web Services khi sự linh hoạt nằm trong tiêu chí hàng đầu, và Microsoft Azure làm host cho hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp.

2. Quyết định các tiêu chí thành công về mặt vận hành và kỹ thuật

Để đánh giá mức độ thành công của quy trình chuyển đổi, ta cần thống nhất các đơn vị đo lường cho dự án. Từ đó ta sẽ có các tiêu chuẩn đối sánh tốt hơn cho các chương trình chuyển đổi hạ tầng ở các đơn vị khác trong doanh nghiệp. Bằng việc tạo ra các tiêu chuẩn rõ ràng cho chương trình chuyển đổi, như là giảm thiểu chi phí công nghệ xuống một mức cụ thể, người chỉ đạo, kỹ sư tham gia dự án có thể nắm rõ mục tiêu chung mà họ đang cùng thực hiện.

3. Phát triển một chiến lược quản trị đám mây rõ ràng

Đa số các ngân hàng vẫn còn thiếu chiến lược quản trị IT cho nền tảng đám mây dành cho mọi đơn vị của doanh nghiệp, bao gồm cả kỹ thuật, bảo mật, vận hành. Các ngân hàng có tầm nhìn nên thường xuyên đánh giá mức độ hiệu quả của chính sách quản trị đám mây, đảm bảo rằng họ vẫn liên tục cải thiện mức độ bảo mật, vận hành và chiến lược đám mây cho doanh nghiệp.

4. Kiểm thử trong môi trường tương đương

Việc kiểm nghiệm các dịch vụ mới trong môi trường gần giống với môi trường sẽ triển khai đóng vai trò vô cùng quan trọng trước khi các dịch vụ đó chính thức vận hành trên nền tảng đám mây. Legacy tool hay các quy trình hỗ trợ khác đã được bổ sung sau quy trình M&A có thể phản ứng tiêu cực tới các dịch vụ điện toán đám mây, do đó, ta cần đảm bảo rằng mọi thay đổi sẽ không tác động tới toàn bộ mạng lưới, dịch vụ trong thời gian cập nhật và thay đổi nền tảng. Do sẽ cần chi phí để thiết lập môi trường giả lập tương ứng, chúng ta không nhất thiết phải đảm bảo việc kiểm thử sẽ quá hoàn hảo.

5. Cởi mở với các hình thức đo lường mới

Môi trường legacy thường sử dụng các thước đo lường không dễ dàng chuyển đổi lên đám mây. Trong khi đó, đo lường quá trình chuyển đổi lên hạ tầng đám mây đòi hỏi tư duy khác biệt để có thể đánh giá mức độ thành công và hoàn thiện đúng lúc khi cần. Chi phí là một ví dụ. Khi di chuyển từ các phần mềm lưu trữ tại chỗ (on-premise) lên đám mây sẽ khiến cho chi phí duy trì từ cố định chuyển sang linh hoạt, khiến cho các thước đo lường thay đổi. Các mô hình đám mây pay-as-you-go cho phép doanh nghiệp liên tục quản lý chi phí, cho phép việc đo lường chính xác chi phí theo tháng hoặc thậm chí theo tuần.

6. Hỗ trợ lâu dài cho đội ngũ nhân sự

Dù là xây dựng hệ thống đào tạo nhân viên mới, hay bằng việc khuyến khích các chương trình xuất sắc do nhân viên tổ chức, các ngân hàng trong quá trình dịch chuyển lên hạ tầng đám mây nên thiết lập các mạng lưới hỗ trợ nhân viên để nắm rõ quy trình lưu trữ, quản trị và truy cập dữ liệu. Cùng với đó, tạo ra các trung tâm đám mây (cloud centers) cũng cung cấp sự hiểu biết rõ ràng về trách nhiệm của việc chuyển lên hạ tầng đám mây, triển khai các dịch vụ mới.

Kết luận

Di chuyển lên hạ tầng đám mây cung cấp vô vàn lợi ích cho ngân hàng và các thể chế tài chính đang mong muốn đẩy mạnh dịch vụ số, hỗ trợ khách hàng 24/7. Hơn nữa, hạ tầng đám mây đơn giản hóa quy trình làm việc tại ngân hàng, thu hút các lập trình viên cho các ứng dụng tài chính nhờ vào khả năng hiện đại hóa mạng lưới và việc vô hiệu hóa các dịch vụ legacy không hỗ trợ.

Khi các ngân hàng còn đang chật vật, thường là khi đó họ đang trong quá trình định hình chiến lược để chuyển đổi hạ tầng dịch vụ của họ lên đám mây. Bằng việc am hiểu các khía cạnh cơ bản của dịch chuyển lên hạ tầng đám mây, các ngân hàng có thể hoạch định việc ứng dụng và triển khai giải pháp đám mây hiệu quả nhất, tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu phần lớn rủi ro.

Khi một số ngân hàng lớn sẽ phải tái cấu trúc lại văn hóa doanh nghiệp của họ, một số lại có thể linh hoạt trong việc đo lường mức độ thành công, cùng lúc thúc đẩy đội ngũ nhân sự qua các chương trình đào tạo để nâng cao hiệu quả dịch vụ và gia tăng số lượng khách hàng trung thành. Bằng việc tập trung vào một số khía cạnh quan trọng nhất, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính có thể tối đa lợi ích từ một hạ tầng đơn giản, hiện đại cho các khách hàng tiềm năng.

Matthew Lee là giám đốc toàn cầu về đổi mới sáng tạo của dịch vụ tài chính – ngân hàng tại Cognizant.

Về VTI Cloud

VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.

Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi tại đây.

Nguồn: Matthew Lee từ bankingjournal.aba.com.

Related news

what’s up at VTI