see more blog

Các mô hình, điều kiện và lợi ích của điện toán đám mây

cac-mo-hinh-dieu-kien-va-loi-ich-cua-dien-toan-dam-may-1

Bên cạnh các trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây đã trở thành một xu hướng công nghệ mang tính cách mạng cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô ở hầu hết các ngành. Điện toán đám mây cũng đang trở thành thành phần cốt lõi của chiến lược tích hợp ứng dụng và hệ sinh thái hiện đại. Thay vì vừa đầu tư vào phần cứng đắt tiền vừa phải quản lý và duy trì một trung tâm dữ liệu in-house, các công ty đang dần chuyển sang lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services, Google Cloud và Microsoft Azure để xây dựng cơ sở hạ tầng đám mây linh hoạt, từ đó cung cấp tài nguyên điện toán, mạng và kho lưu trữ hiện đại.

Nhưng các tổ chức cần cân nhắc điều gì khi lựa chọn và triển khai cơ sở hạ tầng điện toán đám mây phù hợp nhất với hệ sinh thái kinh doanh của mình, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về quy trình làm việc và mang lại kết quả lý tưởng?

Bài viết này sẽ giải đáp những câu hỏi quan trọng trên và cung cấp thêm những điều bạn cần biết về điện toán đám mây.

Cơ sở hạ tầng đám mây là gì?

Định nghĩa chính xác về cơ sở hạ tầng đám mây có thể rất rộng và phức tạp. Nhưng khi nói về nó, cơ sở hạ tầng dựa trên đám mây (cloud-based infrastructure) có một số thành phần chính, bao gồm, nhưng không giới hạn ở sự kết hợp của:

– Máy chủ

– Phần mềm

– Thiết bị mạng 

– Các tài nguyên lưu trữ khác

Tất cả những thành phần này đều cần thiết để tạo ra các ứng dụng có thể truy cập được thông qua đám mây. Các ứng dụng này có thể được truy xuất từ ​​xa qua internet, dịch vụ viễn thông, mạng WAN (mạng diện rộng) và các phương tiện mạng khác.

Ví dụ: một nhà cung cấp EDI có thể cung cấp dịch vụ của họ bằng cách sử dụng mô hình phần mềm EDI đám mây, cho phép khách hàng truy cập vào nền tảng mà không cần phải duy trì cơ sở hạ tầng vật lý cần thiết tại chỗ.

Cơ sở hạ tầng đám mây được phân loại như thế nào?

Cơ sở hạ tầng đám mây nói chung được phân loại thành ba phần, tất cả cùng liên kết để tạo ra một dịch vụ đám mây:

  1. Điện toán: Phần điện toán của cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi các server racks để cung cấp các dịch vụ đám mây cho các ngành nghề và đối tác khác nhau.
  2. Kết nối mạng: Để truyền dữ liệu ra bên ngoài cũng như giữa máy tính và hệ thống lưu trữ, phần cơ sở hạ tầng này dựa vào bộ định tuyến và bộ chuyển mạch.
  3. Lưu trữ: Cơ sở hạ tầng đám mây có thể sẽ cần dung lượng lưu trữ đáng kể, thường sẽ sử dụng kết hợp đĩa cứng và lưu trữ flash.

Các mô hình cơ sở hạ tầng đám mây: SaaS, PaaS và IaaS

Nhìn chung, có ba mô hình khi nói đến dịch vụ đám mây: SaaS (Phần mềm như một dịch vụ), PaaS (Nền tảng như một dịch vụ) và IaaS (Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ). Mỗi dịch vụ có các lợi ích và sự khác biệt nhất định. 

SaaS: Software as a Service (hay còn gọi là phần mềm dưới dạng dịch vụ), là loại dịch vụ đám mây được sử dụng rộng rãi nhất. Nó phổ biến với các doanh nghiệp vì các công ty SaaS mang lại trải nghiệm khách hàng tối ưu hơn thông qua trao đổi thông tin và dịch vụ, và SaaS sẽ gánh một phần lớn gánh nặng CNTT khỏi tay doanh nghiệp. SaaS sử dụng Internet để cung cấp các ứng dụng và dịch vụ phân tán, loại bỏ nhu cầu tải xuống bất kỳ phần mềm nào của khách hàng. Với SaaS, nhà cung cấp dịch vụ đám mây quản lý toàn bộ việc cung cấp: ứng dụng, dữ liệu, thời gian chạy, phần mềm trung gian, hệ điều hành, dịch vụ, lưu trữ, mạng và ảo hóa.

PaaS: Nền tảng như một Dịch vụ có phần giống với SaaS, nhưng thay vào đó nó cung cấp một nền tảng để tạo ra các phần mềm. Phương pháp PaaS được chuyển giao qua internet, cho phép các nhóm IT có khả năng thiết kế phần mềm mà không cần quan tâm đến các khía cạnh khác. Với PaaS, nhà cung cấp đám mây gánh vác phần lớn dịch vụ, bao gồm runtime, phần mềm trung gian, hệ điều hành, máy chủ, lưu trữ, mạng và ảo hóa. Do đó, công ty chỉ cần tập trung vào việc quản lý các ứng dụng và dữ liệu của mình.

IaaS: Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ cung cấp khả năng kiểm soát nội bộ, cho phép truy cập và bảo trì trực tiếp đối với hầu hết các tài nguyên đám mây. IaaS được tự động hóa rộng rãi và có thể mở rộng, vì khách hàng có thể mua tài nguyên khi cần thiết mà không cần phụ thuộc vào phần cứng nội bộ (in-house hardware). Với IaaS, các dịch vụ đám mây hầu hết được quản lý bởi một công ty, bao gồm các ứng dụng, dữ liệu, thời gian chạy, phần mềm trung gian và hệ điều hành. Nhưng nhà cung cấp đám mây chịu trách nhiệm về các dịch vụ, lưu trữ, mạng và ảo hóa.

Phân biệt kiến trúc cloud private, public và hybrid

Hạ tầng đám mây thường được triển khai dưới ba phương thức chính: private (riêng tư), public (công khai), và hybrid (kết hợp giữa riêng tư và công khai). Mỗi phương thức lại có sự khác biệt trong cách bảo mật, điều khiển và quản lý.

Private: Với hạ tầng private cloud, dịch vụ thường được triển khai in-house và on-premise. Tài nguyên trong cloud được chia sẻ nội bộ giữa những người dùng được cấp phép, đặc biệt ở các dữ liệu nhạy cảm được kiểm soát nghiêm ngặt. Phương pháp này thường được áp dụng khi các doanh nghiệp đủ lớn để có thể vận hành hiệu quả trung tâm dữ liệu cloud cho riêng mình. Private cloud là một giải pháp tối ưu đặc biệt cho các doanh nghiệp phát triển dựa trên ứng dụng và dữ liệu kinh doanh.

Public: Hạ tầng public cloud là một dịch vụ được cung cấp, quản lý và duy trì off-site thông qua Internet. Phương pháp này có thể sắp xếp luồng công việc, kết nối thông qua ứng dụng với nhiều user khác nhau (ví dụ, email), giúp cho việc chia sẻ tài nguyên trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều rủi ro tiềm tàng với phương pháp này. Triển khai public cloud sẽ phù hợp với các doanh nghiệp đang làm việc với các dự án phát triển phần mềm ad-hoc sử dụng PaaS.

Hybrid: Hạ tầng hybrid cloud là sự kết hợp giữa private và public cloud. Phương pháp này cho ta sự hiệu quả của public cloud và tính bảo mật từ private cloud. Tuy nhiên doanh nghiệp khi áp dụng hạ tầng hybrid cloud sẽ phải quản lý nhiều nền tảng cùng một lúc, trong khi đảm bảo kết nối API liền mạch. Hybrid cloud phù hợp cho các công ty muốn kích hoạt một ứng dụng SaaS và đồng thời đảm bảo bảo mật. Do đó các nhà cung cấp SaaS có thể tạo một private cloud trong tường lửa của họ.

Hạ tầng đám mây như một dịch vụ – Cloud Infrastructure as a Service

Một IaaS, giống như các công nghệ điện toán đám mây khác, được truy cập trên Internet thông qua một trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ cloud. Các nhà cung cấp này chịu trách nhiệm cho việc duy trì và quản lý các phần cứng on-premise truyền thống như server và các thiết bị lưu trữ khác, cũng như phần networking (mạng lưới) và visualization (trực quan hóa). Điều này có nghĩa người dùng có quyền tự do kiểm soát trong quản lý các ứng dụng, dữ liệu, middleware, mà một số hệ điều hành khác.

Với giải pháp IaaS, có rất nhiều dịch vụ hạ tầng như quản lý mạng lưới, bảo mật, lập hóa đơn điện tử (billing), khắc phục sự cố, và cân bằng tải (load balancing). Có một số cách điều phối (orchestration) và tự động hóa nâng cao giúp đơn giản hóa hoạt động của ứng dụng và quản lý, cũng như giúp việc cài đặt hệ điều hành, triển khai middleware, chạy các máy ảo (virtual machines), và tạo các nơi lưu trữ khối lượng công việc và backups trở nên dễ dàng hơn.

Quản lý hạ tầng đám mây

Một trong những mục đích chính của quản lý hạ tầng cloud đó là giúp doanh nghiệp tăng khả năng mở rộng trong lúc đồng bộ với tài nguyên IT, kích hoạt một lượng lớn user để chia sẻ hạ tầng chung mà không cần sắp xếp lại dữ liệu riêng. Về lâu dài, việc quản lý hạ tầng cloud giúp ta giảm thiểu chi phí vận hành.

Một giao diện quản lý hạ tầng cloud (CIMI) là một yêu cầu về API tiêu chuẩn mở cho việc quản lý hạ tầng cloud, cho phép user quản lý một cách đơn giản, tăng cường trao đổi giữa các hệ sinh thái cloud khác. CIMI giúp kết nối việc điều hành giữa các nhà cung cấp dịch vụ cloud, nhà phát triển phần mềm và khách hàng.

Điều kiện để xây dựng hạ tầng cloud

Khi bắt đầu xây dựng chiến lược hạ tầng cloud, có một vài bước cụ thể mà ta cần thực hiện để đảm bảo cho một hạ tầng vững chắc.

Điều kiện 1: Quản lý dịch vụ và tài nguyên

Một hạ tầng cloud sẽ ảo hóa (virtualization) mọi thành tố của một trung tâm dữ liệu. Quản lý dịch vụ là một gói các ứng dụng và dịch vụ giúp end-user có thể dễ dàng triển khai và quản lý thông qua nhà cung cấp public hoặc private cloud. Cùng với đó, một công cụ được giản lược hóa để lên danh sách và đo lường dịch vụ cũng giúp ích cho nhà quản trị cloud để quảng bá cho chức năng của hạ tầng cloud. Quản lý dịch vụ cần có các chức năng như duy trì tài nguyên, đảm bảo tài nguyên, xoay vòng các hóa đơn, và quản lý đều đặn. Một khi đã được lắp đặt, các dịch vụ quản lý này sẽ giúp ta tạo ra các chính sách về dữ liệu và luồng công việc, đảm bảo hoạt động hiệu quả và quy trình sẽ được lưu thông trong hệ thống ở cloud.

Điều kiện 2: Công cụ quản lý trung tâm dữ liệu

Phần lớn các trung tâm dữ liệu tận dụng rất nhiều công cụ IT để quản lý hệ thống, đảm bảo bảo mật, provisioning, chăm sóc khách hàng, xuất hóa đơn, quản lý thư mục web (directories). Các trung tâm này sẽ phối hợp cùng với các dịch quản lý cloud và API mở để kết hợp với các hệ thống vận hành, quản trị, duy trì và provisioning (OAM&P) khác. Một dịch vụ cloud hiện đại nên hỗ trợ hạ tầng có sẵn của các trung tâm dữ liệu, cũng như nâng cấp các phần mềm, phần cứng, ảo hóa (virtualization), và một số công nghệ khác.

Điều kiện 3: Báo cáo, mức độ hiển thị, độ tin cậy, và bảo mật

Các trung tâm dữ liệu cần rất nhiều năng lực về báo cáo real-time và mức độ hiển thị (visibility) cao trong môi trường cloud, để đảm bảo việc tuân thủ quy định, SLAs, bảo mật, xuất hóa đơn, và bối hoàn (chargebacks). Nếu không có mức độ hiển thị và báo cáo mạnh, việc quản lý chức năng hệ thống, chăm sóc khách hàng, và rất nhiều quy trình khác sẽ không thể chạy được tốt. Và để trở nên đáng tin cậy, hạ tầng cloud phải vận hành được kể cả khi có một hay nhiều thành tố hỏng. Và để đảm bảo an toàn cho cloud, các dịch vụ cần đảm bảo dữ liệu và ứng dụng được bảo mật khi cung cấp truy cập cho các bên được ủy quyền.

Điều kiện 4: Giao diện cho người dùng, quản trị viên và nhà phát triển

Việc triển khai giao diện self-service (giao diện tự quản lý) giúp giảm số lượng dịch vụ đám mây phức tạp cho người dùng cuối, chi phí vận hành hệ thống và mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Ngoài ra, giao diện này cũng cung cấp cho khách hàng khả năng khởi chạy hiệu quả dịch vụ đám mây bằng cách quản lý ảo trung tâm dữ liệu của riêng họ, thiết kế và điều khiển các mẫu, duy trì lưu trữ ảo, tài nguyên mạng và sử dụng thư viện. Bên cạnh giao diện self-service, Giao diện Administrative (quản trị viên) thể hiện khả năng hiển thị tốt hơn đối với tất cả tài nguyên, máy ảo, mẫu, ưu đãi dịch vụ và nhiều người dùng đám mây khác nhau. Tất cả các cấu trúc này đều tích hợp theo API dành cho các nhà phát triển.

Ưu điểm của việc sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây

Làn sóng ủng hộ việc sử dụng đám mây ngày càng lan rộng hơn khi công nghệ tiếp tục được cải thiện, chứng minh được lợi ích đám mây mang lại, giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình sản xuất, kinh doanh.

Chi phí:  Đầu tiên và quan trọng nhất, đám mây giúp giảm đáng kể chi phí hoạt động của một công ty trong việc thiết lập và quản lý trung tâm dữ liệu của riêng mình. Quá trình này bắt đầu bao gồm tất cả các phần cứng, phần mềm, máy chủ, hóa đơn năng lượng, chuyên gia CNTT và các bản cập nhật đi kèm. Với cơ sở hạ tầng đám mây, một công ty chỉ cần trả tiền để quản lý tất cả trong khi chỉ trả tiền cho các dịch vụ cần thiết.

Nhanh nhẹn và linh hoạt:  Hầu hết các cơ sở hạ tầng dịch vụ đám mây được cung cấp dưới dạng tự quản lý, nơi các thay đổi dịch vụ có thể được thực hiện trong vòng vài phút. Điều này cải thiện thời gian hoạt động và hiệu quả của hệ thống kinh doanh.  Doanh nghiệp và đối tác bên ngoài cơ sở truy cập dữ liệu có quyền thay đổi dịch vụ trên thiết bị di động bất cứ khi nào và ở đâu. Và với cơ sở hạ tầng đám mây quản lý các quy trình, doanh nghiệp có thể tập trung vào kinh doanh hơn là phải đầu tư nhiều nguồn lực vào CNTT.

Bảo mật:  Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng các dịch vụ đám mây nói chung không an toàn và dữ liệu có thể dễ dàng bị xâm phạm. Tuy nhiên, có một số sự thật là các rủi ro thường bị thổi bay ít nhất là đối với cơ sở hạ tầng và dịch vụ đám mây cấp doanh nghiệp. Các nhà cung cấp và công nghệ cơ sở hạ tầng đám mây luôn cải thiện khả năng bảo vệ chống lại tin tặc, vi-rút và các vi phạm dữ liệu khác bằng tường lửa mạnh hơn, khóa mã hóa nâng cao và phương pháp kết hợp lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong đám mây riêng và dữ liệu khác, thậm chí cả ứng dụng, trong đám mây công cộng.

Nhược điểm của việc sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây

Trên thực tế, không phải tất cả các cơ sở hạ tầng đám mây đều hoàn hảo. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, đám mây vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định. 

Sự phụ thuộc vào nhà cung cấp:  Đám mây vẫn là một công nghệ đang phát triển, mặc dù đang được cải tiến, tuy nhiên lại có biến động khó dự đoán trước. Có nghĩa là nếu một nhà cung cấp đám mây ngừng kinh doanh hoặc xảy ra biến cố lớn, điều đó hoàn toàn có thể phá hủy một doanh nghiệp hoạt động dựa vào vào một cơ sở hạ tầng được cung cấp bởi nhà cung cấp đó.

Sự phụ thuộc vào kết nối:  Cơ sở hạ tầng đám mây chỉ tốt khi có kết nối mạng ổn định và không thể tồn tại nếu không có kết nối đáng tin cậy. Bất kỳ trục trặc nào trong kết nối internet hoặc mạng nội bộ do sự cố kỹ thuật cũng có thể làm đám mây gặp sự cố cùng với tất cả dữ liệu, phần mềm và / hoặc ứng dụng trong đó.

Hạn chế kiểm soát:  Vì cơ sở hạ tầng đám mây của một doanh nghiệp thường được kiểm soát bởi nhà cung cấp dịch vụ của họ, nên đôi khi họ  bị giới hạn quyền truy cập vào dữ liệu bởi chính các nhà cung cấp. Doanh nghiệp thậm chí có ít quyền kiểm soát hơn họ có thể muốn, với quyền truy cập hạn chế vào các ứng dụng, dữ liệu và công cụ được lưu trữ trên máy chủ.

Xu hướng hàng đầu trong chuyển đổi kỹ thuật số

Khi  công nghệ nền tảng tích hợp đám mây  tiếp tục phát triển và cải tiến, nó sẽ càng trở nên hữu ích hơn đối với doanh nghiệp trong việc duy trì và quản lý các máy chủ của riêng mình và các công cụ lưu trữ khác. Doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng một cơ sở hạ tầng đám mây đơn lẻ hoặc cơ sở hạ tầng đa đám mây, sự phát triển của đám mây tổng thể và các  dịch vụ đi kèm của nó sẽ  cho phép một họ đi đầu trong thời đại chuyển đổi kỹ thuật số.

Về VTI Cloud

VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.

Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi: Tại đây

Nguồn: www.cleo.com

 

Related news

what’s up at VTI