Để thích ứng được với nền kinh tế biến đổi phức tạp sau đại dịch, nhiều doanh nghiệp đã thay đổi chiến lược hoạt động cũng như tối ưu năng suất làm việc. Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) hiện là một trong các xu hướng được doanh nghiệp quan tâm vì có thể giúp họ đạt được những mục tiêu kể trên.
Thập kỷ qua đã chứng kiến các doanh nghiệp dịch chuyển lên đám mây với tốc độ nhanh chóng. Trong đó, khoảng 70% ứng dụng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay dựa trên SaaS và dự kiến tăng lên 85% vào năm 2025. Có thể thấy sự phát triển và cải tiến của Saas đã giúp việc điều hành ứng dụng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu 12 xu hướng SaaS có triển vọng bứt phá các giới hạn kinh tế hiện nay! 12 xu hướng bao gồm:
- Xu hướng SaaS: Các giải pháp Micro-SaaS thịnh hành
- Xu hướng SaaS: Quảng cáo tự nhiên được ưu tiên rộng rãi
- Xu hướng SaaS: Sự trỗi dậy của Học máy
- Xu hướng SaaS: Tích hợp chuẩn
- Xu hướng SaaS: Các giải pháp dữ liệu nổi bật trong SaaS
- Xu hướng SaaS: Các giải pháp SaaS theo chiều dọc
- Xu hướng SaaS: Mức độ ưu tiên của Phương pháp tiếp cận trên thiết bị di động
- Xu hướng SaaS: Tác động của Trí tuệ nhân tạo
- Xu hướng SaaS: Cần phân cấp SaaS
- Xu hướng SaaS: Phân tích kinh doanh
- Xu hướng SaaS: White-Label SaaS
- Xu hướng SaaS: Thực hành tách nhóm SaaS
Phần kết luận
Câu hỏi thường gặp
1. Xu hướng SaaS: Các giải pháp Micro-SaaS thịnh hành
Giải pháp Micro – SaaS được áp dụng đối với các công ty có mục tiêu thâm nhập vào thị trường ngách hoặc một thị trường đặc biệt do một người hoặc nhóm nhỏ người điều hành. Là xu hướng SaaS hàng đầu cho năm 2022, các giải pháp Micro-SaaS ngày càng trở nên hấp dẫn vì nhiều lý do phải kể đến như:
Thứ nhất, các chủ sở hữu công ty nhỏ có thể kiếm được doanh thu định kỳ hàng tháng, giống như với các nền tảng SaaS thông thường. Họ không phải trải qua những quy trình phức tạp liên quan như các tổ chức lớn hơn.
Thứ hai, Micro SaaS có thể hoạt động từ xa, mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần một máy tính cá nhân có kết nối internet, doanh nghiệp có thể khởi chạy ứng dụng và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Trong tương lai sẽ có hàng triệu công ty cung cấp các giải pháp Micro-SaaS trên toàn thế giới. Những công ty nhỏ này dựa trên nhu cầu của sàn thương mại điện tử và yêu cầu ngưỡng đầu vào thấp nhất. Họ sẽ phục vụ cho các thị trường ngách của những khách hàng ảo có nhu cầu cụ thể. Như vậy, các nhà cung cấp sẽ tạo ra lợi nhuận tối ưu từ hoạt động.
2. Xu hướng SaaS: Native Ads được ưu tiên rộng rãi
Native Ads là quảng cáo hiển thị tự nhiên. Thông thường quảng cáo số sẽ rơi vào một trong các định dạng cơ bản như: tìm kiếm trả phí (paid search), quảng cáo hiển thị / banner hay video. Native Ads thường được sử dụng trên các kênh truyền thông xã hội, website hay một ứng dụng. Theo một khảo sát mới nhất, khoảng 26% người dùng internet tắt quảng cáo truyền thống trên thiết bị thông minh của họ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp chạy Native Ads. Doanh thu bị mất do chặn quảng cáo như vậy được dự đoán sẽ đạt khoảng 12 tỷ đô la chỉ riêng ở Hoa Kỳ vào năm 2022.
Tuy nhiên cũng theo khảo sát trên, người dùng di động tương tác gần 2.600 lần mỗi ngày qua màn hình điện thoại của họ. Chính lý do này đã đặt ra vấn đề quảng cáo truyền thống phải tiếp cận được khách hàng tiềm năng đúng thời điểm mà họ cần đưa ra quyết định. Doanh nghiệp quảng cáo phải tiếp cận được khách hàng tiềm năng vào những khoảnh khắc bất chợt của họ – khi họ sử dụng thiết bị để thực hiện, tìm hiểu hoặc mua thứ gì đó. Đây là lúc Native Ads phát huy những ưu điểm của mình.
Dưới đây là một số lợi ích của Native Ads:
- Native Ads kết hợp hài hòa với nội dung trên trang mà chúng xuất hiện. Cách hiển thị và nội dung của nó làm người xem ít bị gián đoạn hơn, cho phép người tạo quảng cáo xây dựng một hệ thống nội dung thống nhất trên trang.
- Khả năng vượt qua trình chặn quảng cáo.
- Người chạy quảng cáo kiếm được nhiều phản hồi hơn 53% so với quảng cáo tiêu chuẩn.
- Thúc đẩy ý định mua hàng lên gần 18%.
- Đảm bảo rằng nội dung của bạn hấp dẫn là yêu cầu quan trọng nhất để tận dụng tối đa Native Ads.
3. Xu hướng SaaS: Sự phát triển mạnh mẽ của Máy học
Máy học là một ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) cung cấp cho các hệ thống khả năng tự động học hỏi và cải thiện từ kinh nghiệm mà không cần lập trình cụ thể. Máy học có tác động ngày càng lớn đến các nền tảng SaaS, đó là lý do tại sao nó là xu hướng hàng đầu của ngành SaaS năm 2022.
Các ứng dụng nổi bật của máy học với SaaS có thể kể đến như:
- Mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội tìm hiểu về thị hiếu và hành vi của người tiêu dùng, cũng như cải thiện khả năng sử dụng và tính trực quan về sản phẩm của họ.
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm bằng cách xử lý khối lượng lớn thông tin chi tiết và dữ liệu theo ngữ cảnh.
- Tự động hóa và quản lý các chiến dịch tiếp thị qua một số kênh.
- Tăng cường sự tương tác với khách hàng.
- Sử dụng tính năng nhận dạng mẫu mạnh mẽ để cung cấp bảo mật dữ liệu cao hơn.
Có rất nhiều ví dụ tuyệt vời về các nền tảng SaaS dựa trên máy học, như EnsoData và CognitiveScale. Ngoài ra, nhiều hệ thống CRM tinh vi, chẳng hạn như Zendesk và Salesforce, cũng ứng dụng linh hoạt máy học trong hỗ trợ các nhóm bán hàng xác định xu hướng trong hành vi của khách hàng. Ngoài ra, phần mềm này thu thập nhiều dữ liệu quan trọng để đề xuất chiến lược cải tiến sản phẩm cho doanh nghiệp.
4. Xu hướng SaaS: Tích hợp SaaS với các hệ thống máy tính
Tích hợp là việc liên kết các dịch vụ SaaS với các hệ thống máy tính khác nhau để tạo ra một hệ thống rộng hơn, trong đó mỗi giải pháp hoạt động hoàn toàn độc lập. Các giải pháp tích hợp sẽ không có sẵn khi nền tảng SaaS mới được cài đặt.
Trên thực tế doanh nghiệp có các kênh tiếp cận khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong đó mỗi giải pháp sẽ có kênh liên lạc riêng và không thể hợp nhất các sản phẩm, giải pháp và dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp cần phải làm việc và quản lý chất lượng với nhiều nhà cung cấp khác nhau, gây bất tiện và rắc rối cho cả hai bên.
Khắc phục nhược điểm trên, ngày càng có nhiều nhà cung cấp SaaS cung cấp khả năng tích hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp muốn có một giải pháp kết hợp để điều phối back-end của đám mây với hệ thống tại chỗ. Tích hợp cho phép loại bỏ một phần đáng kể các lỗi do con người gây ra bằng cách sử dụng các thủ tục tự động hóa từng phần. Do đó, đây là xu hướng hàng đầu của ngành SaaS của năm 2022.
5. Xu hướng SaaS: Các giải pháp dữ liệu nổi bật trong SaaS
Hiện nay, bất kỳ dịch vụ, sản phẩm hoặc giải pháp nào có nhu cầu tính toán thu thập hoặc xử lý thông tin đều cần sử dụng giải pháp dữ liệu. Tiềm năng của Bigdata đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Bigdata có khả năng chứa đựng một lượng giá trị và thông tin khổng lồ – nhưng doanh nghiệp vẫn chưa biết cách tận dụng tiềm năng của nó một cách hợp lý.
Tuy nhiên việc sử dụng một lượng lớn Big Data cũng có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro. Phần mềm SaaS có hiệu quả trong việc ngăn chặn những rủi ro không đáng có khi sử dụng Big Data, đó chính là lý do tại sao ngày càng có nhiều nhà kinh doanh SaaS mở rộng cung cấp các giải pháp bảo mật và khai thác dữ liệu.
6. Xu hướng SaaS: Các giải pháp Vertical SaaS
Vertical SaaS là xu hướng ngành SaaS hàng đầu của năm 2022, đề cập đến một dịch vụ điện toán đám mây phù hợp với một doanh nghiệp cụ thể, chẳng hạn như bảo hiểm, bán lẻ hoặc sản xuất ô tô.
Việc tuân thủ các yêu cầu cụ thể của công ty hoặc ngành dẫn đến các dịch vụ này có tổng thị trường khả dụng (TAM) nhỏ hơn. Phần mềm phân tích hậu cần và bán lẻ và phần mềm thông minh kinh doanh y tế đều thuộc danh mục các giải pháp SaaS theo chiều dọc.
Vertical SaaS là proxy thế hệ tiếp theo cho Horizontal SaaS do các chuyên gia CNTT đưa ra. Giải pháp này có khả năng đáp ứng các nhu cầu riêng của một lĩnh vực nhất định, khác với giải pháp chung cho mọi doanh nghiệp như Horizontal SaaS. Trong thập kỷ qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ưa chuộng các giải pháp SaaS bởi giải pháp này có thể giúp xử lý triệt để các yêu cầu cụ thể của họ. Do đó, Vertical SaaS đã mở rộng gấp bốn lần quy mô ban đầu so với quy mô khi chưa sử dụng SaaS.
7. Xu hướng SaaS: Mức độ ưu tiên của Phương pháp tiếp cận trên thiết bị di động
Phương pháp tiếp cận trên thiết bị di động là phương pháp xây dựng trải nghiệm trực tuyến cho thiết bị di động trước khi xây dựng cho bất kỳ thiết bị nào khác.
Vào năm 2022, dự kiến sẽ có khoảng 72.6% người dùng sử dụng smartphone để truy cập internet. Hơn nữa, một cá nhân điển hình dành hơn 120 giờ mỗi tháng để sử dụng smartphone. Những con số này đem đến một khái niệm rõ ràng về tương lai của lĩnh vực SaaS. Rõ ràng là smartphone sẽ là “miền đất hứa” để phát triển SaaS kinh doanh.
Việc hướng tới trải nghiệm di động chỉ vừa mới bắt đầu. Do đó, các nhà cung cấp SaaS cần tiếp tục phát triển và nâng cấp các ứng dụng di động cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Cần phải thay đổi nhanh chóng hơn để bắt kịp với tốc độ và hướng phát triển của công nghệ di động. Chúng tôi tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài sau năm 2022.
8. Xu hướng SaaS: Tác động của Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện đại, bao gồm cả SaaS. Kể từ năm 1950, AI đã thu hút được sự quan tâm đáng kể, và hiện tại, nó mở ra những cánh cửa trước đây tưởng như chỉ xuất hiện trong những bộ phim khoa học viễn tưởng.
Từ Cortana của Microsoft đến Siri của Apple, AI đã xâm nhập vào hầu như mọi yếu tố của lĩnh vực này. AI hiện xử lý khối lượng thông tin khổng lồ. Điều này cho phép các doanh nghiệp tự động hóa các quy trình trải nghiệm khách hàng khác nhau – và cả những nhiệm vụ lặp đi lặp lại như đào tạo, quan hệ khách hàng, bán hàng và các chiến dịch marketing. Tóm lại, đó là một cấp độ chăm sóc khách hàng hoàn toàn mới.
- Mô hình định giá: Các công ty như Amazon, Uber và Airbnb đều đã áp dụng AI. Các mô hình định giá của họ áp dụng AI để đánh giá dữ liệu và điều chỉnh giá cả. Họ làm điều đó dựa vào nhu cầu, hoàn cảnh thị trường, hành vi người tiêu dùng và các yếu tố khác.
- Dự báo khách hàng: Đây có lẽ là tính năng AI quan trọng nhất. Nó cho phép doanh nghiệp đánh giá và khám phá không chỉ những gì khách hàng muốn, mà còn là những gì họ sẽ muốn trong tương lai gần. Điều này bao gồm theo dõi dữ liệu trong quá khứ và thiết lập xu hướng cho những gì khách hàng hoặc người dùng có thể sẽ làm – như mở email, gia hạn đăng ký hay thậm chí mua sản phẩm mới.
Khi bạn đã học được khái niệm này, bạn có thể bắt đầu cá nhân hóa thông điệp của mình để có trải nghiệm người dùng tốt hơn.
9. Xu hướng SaaS: Cần phân cấp SaaS
Các giải pháp SaaS tập trung vẫn khả thi đối với 1 số doanh nghiệp. Tuy nhiên, cuộc cách mạng điện toán đám mây cuối cùng sẽ cắt giảm kho dữ liệu tất cả trong một. Một cuộc chiến giữa những kẻ khổng lồ trên internet về quyền sở hữu dữ liệu sẽ diễn ra, và các yêu cầu nghiêm ngặt về quyền riêng tư sẽ buộc các doanh nghiệp phải lưu dữ liệu của họ trên cloud.
Trong khi sở hữu một công ty SaaS, bạn có thể cần phân đoạn dữ liệu khách hàng và triển khai phần mềm trên một số đám mây. Nếu khách hàng lựa chọn trao đổi dữ liệu với một công ty SaaS khác, cả hai người cung cấp SaaS phải thiết lập cơ chế để di chuyển hoặc sao chép dữ liệu giữa các khu vực
10. Xu hướng SaaS: Phân tích kinh doanh
Phân tích dữ liệu là xu hướng hàng đầu của ngành SaaS năm 2022 và là một phần quan trọng đối với nhiều dịch vụ SaaS. Nó hỗ trợ các công ty trong việc hợp lý hóa hoạt động của họ và tích lũy thông tin khách hàng. Các chuyên gia kỳ vọng mức tăng trưởng 23.3% trong chi tiêu người dùng cuối cho SaaS tập trung vào phân tích trong năm 2022. Họ cũng đặt tên trí tuệ kinh doanh như là một danh mục SaaS đầy hứa hẹn.
Số hóa tác động đến cả các doanh nghiệp và cuộc sống cá nhân, do đó, số lượng dữ liệu thu thập được từ các tiện ích khác nhau tiếp tục tăng với tốc độ nhanh.
Do big data là một nguồn thông tin chi tiết quan trọng, nên việc phân tích chúng yêu cầu những công cụ chuyên biệt. Đó là lý do tại sao các giải pháp SaaS cung cấp phân tích tập trung vào thông tin doanh nghiệp trên nhiều điểm tiếp xúc sẽ ra mắt trong tương lai gần.
11. Xu hướng SaaS: White-Label SaaS
Một giải pháp white-label là một sản phẩm không nhãn hiệu mà một công ty mua và đặt lại nhãn hiệu cho chính họ. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty khởi nghiệp thích những sản phẩm SaaS white-label. Các chủ sở hữu công ty nhỏ làm việc với những nhà cung cấp phần mềm khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của họ. Điều này dẫn đến tăng thời gian quản lý và các khoản chi được thanh toán. Nó làm phức tạp quy trình “bán” một thương hiệu như một thực thể thống nhất.
Các chủ doanh nghiệp đang áp dụng các giải pháp SaaS white-label để giải quyết những vấn đề của họ. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng sử dụng công nghệ SaaS dường như nguyên bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ trải nghiệm được cung cấp bởi những tính năng chuyên biệt.
12. Xu hướng SaaS: Thực hành tách nhóm SaaS
Cuối cùng, xu hướng SaaS hàng năm 2022 đề cập đến một thế hệ doanh nghiệp mới, thay vì cung cấp các gói SaaS điển hình cho người tiêu dùng, họ đóng gói các dịch vụ chính dưới dạng API và một bộ công cụ. Nó không liên quan gì đến SaaS truyền thống.
Đúng hơn, đó là một khái niệm để mô tả số lượng ngày càng tăng của các công ty cung cấp giải pháp phần mềm được đóng gói dưới dạng API hơn là giải pháp đầy đủ tính năng. Các loại hình kinh doanh này đang ngày càng phổ biến trên thị trường SaaS.
Kết luận
Động lực tích hợp số hóa trong kinh doanh là rất quyết liệt. Các chuyên gia công nghệ thông tin đang không ngừng nỗ lực và các doanh nghiệp nói chung sẽ đạt được lợi ích từ những nỗ lực của họ. SaaS đã trở thành một lĩnh vực trọng tâm, và không có gì ngạc nhiên khi thấy số lượng xu hướng SaaS hàng đầu năm 2022 thúc đẩy lĩnh vực này.
Bạn có thể bị choáng ngợp với các xu hướng phát triển đáng chú ý như AI, các giải pháp micro-SaaS, v.v. Bài viết nêu ra những xu hướng quan trọng nhất trong 2022. Những xu hướng đó sẽ đưa lĩnh vực này lên một tầm cao mới.
Câu hỏi thường gặp
SaaS có phải là tương lai?
Ngành phần mềm như là một dịch vụ (SaaS) đang ngày càng trở thành sự lựa chọn khả thi cho các tổ chức, và theo báo cáo của Better Buys, chỉ riêng chi tiêu của Hoa Kỳ sẽ đạt tới 55 tỉ USD vào năm 2026.
Tại sao các công ty sử dụng SaaS?
SaaS là một dịch vụ có lợi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ, bởi vì nó cung cấp quyền truy cập vào phần mềm đắt tiền mà có lẽ nhiều người không thể truy cập được thông qua các phương pháp mua hàng thông thường.
Ưu và nhược điểm của SaaS là gì?
Ưu điểm của SaaS là chi phí, bảo trì và tính di động tương đối thấp.
Nhược điểm của SaaS là bảo mật, nghĩa vụ hợp đồng và khả năng mất kiểm soát.
Về VTI Cloud
VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi: Tại đây
Nguồn: — từ Clickittech.com