Các quốc gia khác nhau, các nhà khai thác khác nhau đòi hỏi Accor một chiến lược Cloud có nhiều sắc thái hơn trong nỗ lực tái xây dựng hệ thống.
Chiến lược Cloud của Accor
Với danh mục khách sạn và thương hiệu ngày càng mở rộng ở Đông Nam Á, Accor muốn giảm bớt phần cứng và sẵn sàng mở rộng quy mô dịch vụ của họ trên khắp các khách sạn trong tương lai.
Vì vậy, tập đoàn khách sạn của Pháp đã bắt đầu chiến lược Cloud cho các khách sạn ở Đông Nam Á vào cuối năm 2019. “Mặc dù phần lớn các khách sạn ở ASEAN ngày nay vẫn sử dụng máy chủ on-prem, chiến lược Cloud hiện tại là mở các khách sạn mới chủ yếu bằng công nghệ đám mây và dần dần migrate những khách sạn hiện có lên cloud” – Khang Nguyen Trieu, Chief Technology Architect tại Accor, cho biết.
Accor quản lý hơn 5.100 khách sạn tại 110 quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Accor có 1.200 khách sạn tại 22 quốc gia bao gồm nhiều thương hiệu: Sofitel, Pullman, MGallery, Novotel, Mercure và Ibis.
Công ty bắt đầu áp dụng chiến lược Cloud của mình với các khách sạn mới, triển khai hệ thống quản lý tài sản trên đám mây vào năm 2020 tại Thái Lan và Hàn Quốc.
Những thách thức của legacy system và văn hóa kinh doanh đa dạng
Các khách sạn hiện tại sẽ được migrate dựa trên đánh giá từng trường hợp cụ thể với các chủ khách sạn về ROI; nhiều khách sạn vẫn đang khấu hao các khoản đầu tư vào cơ sở hiện có. Phương pháp tiếp cận on-prem đi kèm với chi phí riêng của nó, mà việc chuyển sang đám mây có thể giảm bớt. “Với các hệ thống on-prem, bạn sẽ phải chắp vá các hệ thống ở tất cả các khách sạn theo thời gian, làm tăng chi phí bảo trì tổng thể và rủi ro về an ninh,” Khang nói.
“Hơn nữa, một số chủ khách sạn sử dụng càng ngày càng nhiều các local applications mà không có gì đảm bảo rằng nó có thể hoạt động tốt theo thời gian với hardware và operating systems tuân thủ tiêu chuẩn của Accor, điều này khiến các cuộc thảo luận đôi khi trở nên khó khăn hơn,” ông nói.
“Không giống như châu Âu, Mỹ hoặc Trung Quốc – những thị trường quy mô lớn với sự đồng nhất khá nhiều về đơn vị tiền tệ, chính sách, thuế và ngôn ngữ – tất cả các khía cạnh này ở ASEAN rất đa dạng. Điều này làm cho việc áp dụng giải pháp, triển khai và bảo trì trở nên phức tạp hơn: yêu cầu cấu hình và các giải pháp cũng như quy trình triển khai phải được bản địa hóa cho từng quốc gia.”
Việc chuyển sang các ứng dụng khách sạn cloud-based có thể làm giảm bớt nhiều thách thức, bằng cách cung cấp hardware, hệ điều hành và ứng dụng phổ biến được lưu trữ trên đám mây.
“Việc triển khai một giải pháp mới sẽ trở nên đơn giản hơn khi việc bản địa hóa — về tiền tệ, chính sách thuế, ngôn ngữ và các giải pháp khác — được thực hiện cho một quốc gia,” Khang nói. “Sau đó, mô hình có thể được áp dụng cho tất cả các khách sạn mà không phải quản lý việc thiết lập thực tế.” Đó là những gì đã xảy ra vào năm 2020 tại Malaysia, khi Accor triển khai ứng dụng quản lý tài sản dựa trên đám mây cho một khách sạn tại quốc gia này.
Các vấn đề về legacy vẫn còn và hầu hết được xử lý thông qua cách tiếp cận end-of-life trên hardware và software, Khang nói. “Thay vì đổi mới on-premises hardware khi kết thúc hợp đồng hoặc hết thời hạn sử dụng, chúng tôi khuyên các khách sạn nên chuyển sang các giải pháp đám mây khi có phiên bản đám mây của ứng dụng,” ông nói. “Trong các trường hợp khác, không có giải pháp đám mây thay thế, chúng tôi đang làm việc để hỗ trợ tạo dịch vụ proxy cho các legacy applications.”
“Nhưng chúng tôi sẽ cần xem xét các trường hợp ngoại lệ khi kết nối có thể là một vấn đề; ví dụ như các khu nghỉ dưỡng ở vùng sâu vùng xa. Bằng cách tiếp tục cung cấp các giải pháp on-prem hoặc bằng cách có các kế hoạch liên tục để cho phép một khách sạn tạm thời hoạt động ngoại tuyến. Với sự tiến bộ không ngừng về kết nối trên toàn thế giới và sự phát triển của 5G, đây sẽ là một vấn đề sẽ giảm dần theo thời gian ”.
Tăng tốc lên mây
Hiện tại, chiến lược Cloud tại Accor đang diễn ra theo từng giai đoạn. Nhiều bên liên quan khác nhau tham gia trong quá trình này và rất nhiều tinh chỉnh được thực hiện để phù hợp với môi trường CNTT của quốc gia hoặc khách sạn cụ thể. Khi giới thiệu hệ thống quản lý tài sản dựa trên đám mây, cần có đánh giá sơ bộ để xác định các tác động đến môi trường CNTT như kết nối.
“Chúng tôi triển khai liên tục các ứng dụng khác nhau cần thiết trong một khách sạn cho đến thời điểm có thể hoạt động 100% trên đám mây. … Không có cách tiếp cận Big Bang, mà là cách tiếp cận thí điểm trên các khách sạn khác nhau với phương pháp thử nghiệm và học hỏi.”
Accor cũng đang nỗ lực tạo ra một dịch vụ “khách sạn trên mây” tiêu chuẩn phạm vi toàn cầu, sẽ đóng gói cả cloud và non-cloud applications và sẽ bắt đầu triển khai vào năm 2021. “Tham vọng của chúng tôi là giảm 80% server-side hardware cho các khách sạn khi chúng tôi tăng cường cung cấp dịch vụ đám mây của mình”.
Hiện tại, Accor đang sử dụng các nhà cung cấp khác nhau, bao gồm Amazon Web Services, Microsoft Azure và Google Cloud cho chiến lược Cloud này. Khang nói: “Chúng tôi hiện đang củng cố chiến lược của mình để đẩy nhanh tiến độ lên mây và lựa chọn thời điểm sử dụng những nhà cung cấp phù hợp”.
Về VTI Cloud
VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, linh hoạt, hiệu suất cao, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.