Trong năm năm trở lại đây, xu hướng công nghệ chuyển đổi số đặc biết với công nghệ đám mây đang dần được các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở Châu Á thúc đẩy mạnh mẽ, nhằm mở rộng quy mô và tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ.
Lãnh đạo phụ trách thị trường tầm trung (Mid-Market) và SMB tại ASEAN của AWS, Gunish Chawla cho biết một trong những nền tảng công nghệ cần thiết để giúp các doanh nghiệp đạt được kết quả đó là mô hình điện toán đám mây.
“Các doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem là huyết mạch của nền kinh tế ASEAN khi đang sử dụng hơn 80% lực lượng lao động trong khu vực và đóng góp hơn một nửa GDP tại khu vực này. Và công nghệ chính là yếu tố cốt lõi giúp các SMB tối đa hóa tiềm năng kỹ thuật số của doanh nghiệp.
Điện toán đám mây loại bỏ các rào cản như khả năng tiếp cận và khả năng chi trả, từ đó, làm tăng nhu cầu sử dụng nền tảng đám mây giữa các SMB ở ASEAN”.
Trích dẫn nghiên cứu của IDC về “Xu hướng sử dụng nền tảng đám mây SMB ở Châu Á/Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản)”, Gunish cho rằng các SMB đang tiếp tục chú trọng đầu tư vào nền tảng đám mây, với hơn 80% SMB dự kiến sẽ tăng khoản chi phí đầu tư cho nền tảng này trong tương lai gần.
Gunish nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải đổi mới để bắt kịp với nhu cầu đang thay đổi chóng mặt của các khách hàng, đồng thời phải cắt giảm chi phí. “Sự nhanh chóng và linh hoạt của các nền tảng đám mây có thể giúp thay đổi quá trình trải nghiệm khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng doanh thu. Dịch vụ AWS cho phép khách hàng tăng lượng tài nguyên (resources) trong trường hợp cần thiết, nhằm triển khai hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn máy chủ chỉ trong vòng vài phút. Điều này có nghĩa là các SMB có thể phát triển nhanh chóng và luôn sẵn sàng tung ra các ứng dụng mới. Nền tảng đám mây cũng cho phép các SMB thử nghiệm và đổi mới nhanh chóng, thường xuyên hơn. Nếu một quá trình thử nghiệm thất bại, các doanh nghiệp có thể ngừng cung cấp tài nguyên đó mà không gặp bất kỳ rủi ro nào.
Gunish Chawla, Lãnh đạo phụ trách thị trường SMB tại ASEAN, AWS.
Yếu tố thúc đẩy việc ứng dụng nền tảng đám mây
Theo Gunish, một số xu hướng tiêu dùng đang thịnh hành như việc sử dụng điện thoại thông minh và internet, thanh toán kỹ thuật số và thương mại điện tử, là những yếu tố xúc tác cho quá trình chuyển đổi kỹ thuật số ở các SMB. Ông nói: “Các xu hướng ngành như sự ra đời của các dịch vụ công nghệ hiện đại, đại diện là trí tuệ nhân tạo, máy học (learning machine) và Internet-of-Things (IoT) cũng đã góp phần thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng nền tảng đám mây”.
Ông chỉ ra rằng các SMB đang bước vào giai đoạn đầu của chu kỳ vòng đời doanh nghiệp nên thường tìm cách nâng cao nhận thức thương hiệu (brand awareness), và mở rộng quy mô kinh doanh thông qua các trang thương mại trực tuyến, hệ thống phần mềm quản lý bán hàng di động (mobile POS) và tiếp thị kỹ thuật số.
“Khi các SMB dần phát triển mạnh hơn, họ sẽ mong muốn cải thiện năng suất, hiệu quả và quy trình quản lý, họ sử dụng một loạt các giải pháp theo chiều ngang (horizontal solutions) phù hợp cho các SMB có thể kể đến như kế toán, thuế, nhân sự, tương tác với khách hàng, logistics và quản lý hàng tồn kho, tự động hóa quy trình cũng như lưu trữ. AWS đang chứng kiến những sự chuyển đổi khả quan trên nền tảng đám mây, và chúng tôi hy vọng sự chuyển đổi này sẽ tăng tốc trong những năm tới ”. Gunish cho biết thêm.
Các nền tảng đám mây đang dẫn đường cho SMB
Gunish cho ví dụ về một nhà sản xuất thiết bị tiêu dùng điện tử hàng đầu ở Philippines – doanh nghiệp đã thành công khi khai thác công nghệ đám mây để chuyển đổi hoạt động kinh doanh. Concepcion Industrial Corporation (CIC) đang tìm cách xây dựng một cơ sở hạ tầng linh hoạt, cho phép họ có thể vận hành thoải mái và nhanh chóng hơn.
“Bằng cách chuyển sang nền tảng AWS, CIC đã có thể hoàn thành thêm 40% dự án CNTT mỗi năm, đồng thời giảm tổng chi phí IT từ 30 đến 50%. CIC nhận ra rằng việc chuyển đổi sang AWS Cloud đã cơ bản thay đổi tư duy của họ – giờ đây, công nghệ/IT trở thành động lực cho quá trình mở rộng kinh doanh trong tương lai tại CIC ”.
Ông chia sẻ thêm: “Một lợi ích khá hấp dẫn khi chuyển đổi sang nền tảng đám mây là tiết kiệm chi phí. Sử dụng nền tảng đám mây không yêu cầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ban đầu (upfront capital) cho các máy chủ và trung tâm dữ liệu. Ngoài ra họ có thể lựa chọn các phương pháp “dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu” (“pay-as-you-go”), doanh nghiệp chỉ trả cho những gì họ thực sự sử dụng. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể tự chi trả khoản chi phí biến đổi (variable cost) thấp hơn vì nền tảng AWS có thể hỗ trợ tiết kiệm các khoản chi phí theo quy mô kinh tế của khách hàng chúng tôi ”.
AWS hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở ASEAN như thế nào?
Tại Indonesia, JawaPos.com đã quyết định sử dụng AWS Cloud để xử lý vấn đề lan rộng nhanh chóng của các tin tức trực tuyến. JawaPos.com là phiên bản trực tuyến của một tờ báo quốc gia hàng đầu của Indonesia, với số lượng bán ra hàng ngày có thể lên đến hơn 800.000 tờ.
“Cơ sở hạ tầng ban đầu của JawaPos đặt tại một cơ sở vật lý tại chỗ (on premises), và website của tờ báo này thường gặp sự cố ngừng hoạt động từ 2–3 giờ một vài lần trong một tháng. Nguyên nhân gây ra điều này là do các tin tức nóng sốt dẫn đến lượng truy cập quá tải, khiến các máy chủ — vốn không thể xử lý hơn 2.000–3.000 lượng truy cập trang đồng thời — gặp sự cố. Và điều này cũng gây ra độ trễ (latency) từ 2–5 giây khi hiển thị trang”. Gunish giải thích.
“Không thể bổ sung thêm máy chủ vì điều này sẽ gia tăng chi phí vốn trả trước. Hơn nữa, JawaPos.com sẽ cần mua một lượng máy chủ khổng lồ so với lượng cầu thực tế, để đảm bảo đủ dung lượng dự phòng trong 2–3 tháng nếu muốn mua phần cứng mới ”.
Đội ngũ JawaPos khẳng định rằng các SMB nên lựa chọn sử dụng một nền tảng đám mây chỉ cần trả phí khi sử dụng, nền tảng có thể cung cấp khả năng mở rộng gần như vô hạn. “Sau khi đánh giá một số nhà cung cấp đám mây, JawaPos.com đã quyết định sử dụng AWS Cloud. Sau khi chuyển đổi lên AWS, JawaPos.com đã tiết kiệm chi phí khoảng 80% với cơ sở hạ tầng IT trên đám mây, so với một trung tâm dữ liệu tại chỗ (on-premises data centre). Nhờ vào sự linh hoạt và khả năng quản lý trên AWS, JawaPos.com có thể nhanh chóng mở rộng, phát triển mạng lưới các trang web tin tức ở Indonesia. Hiện tại, doanh nghiệp này cũng đã mua lại 40 trang web tin tức tại địa phương và khu vực để chuyển lên AWS. ”
Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi muốn chuyển sang nền tảng đám mây
Gunish lưu ý rằng những thách thức mà khách hàng đối mặt không chỉ là kỹ thuật, mà là về con người và văn hóa. “Sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp thực sự thành công, đạt được những thành công ban đầu và những tổ chức chưa thực sự thành công trong việc chuyển sang đám mây, sẽ thường nằm ở bốn yếu tố.”
Gunish giải thích: “Đầu tiên, đội ngũ lãnh đạo cấp cao cần phải linh hoạt và kiên định trong hành trình chuyển đổi sang nền tảng đám mây. Họ cần đặt ra các định hướng và mong muốn rõ ràng với các nhân viên và bộ phận trong doanh nghiệp, từ đó thống nhất được một quan điểm chung và và hướng tới mục tiêu đó. Thứ hai, các doanh nghiệp cực kỳ thành công trong quá trình chuyển đổi sang nền tảng đám mây sẽ sử dụng phương pháp “top-down goal”, tức là phân tích, chia nhỏ một mục tiêu chung thành các mục tiêu nhỏ hơn từ đó thúc đẩy doanh nghiệp phải tăng trưởng nhanh chóng hơn.
“Thứ ba, một vấn đề vô cùng quan trọng là các nhân viên phải được đào tạo về nền tảng đám mây và các kiến thức chuyên môn liên quan. Và cuối cùng, đôi khi tổ chức có thể gặp khó khăn nếu như họ không biết cách di chuyển toàn bộ khối lượng công việc sang nền tảng đám mây. Vì vậy, chúng tôi thường sẽ thảo luận cùng với từng doanh nghiệp nhằm phân tích danh mục đầu tư, đánh giá từng ứng dụng và xây dựng kế hoạch di chuyển chi tiết theo ngắn hạn, trung hạn và toàn bộ tải lượng công việc. Nhờ vậy, các doanh nghiệp có thể được hưởng nhiều lợi ích từ nền tảng đám mây của họ một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Theo Gunish, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm hiểu về nền tảng đám mây, Dịch vụ AWS Free Tier sẽ cung cấp cho khách hàng trải nghiệm khám phá và dùng thử các dịch vụ AWS miễn phí và có trả phí cho những dịch vụ cụ thể hơn. Có ba dịch vụ miễn phí như sau: 12 tháng sử dụng miễn phí (a 12-month Free Tier), ưu đãi miễn phí không giới hạn (an Always Free offer), và thử nghiệm miễn phí ngắn hạn (short-term trials).
“Để có thể trải nghiệm thực tế dịch vụ AWS, khách hàng thể tham khảo thêm chương trình đào tạo kỹ thuật số do các chuyên gia AWS của chúng tôi xây dựng. Khách hàng cũng có thể tham gia các lớp học do giảng viên có kinh nghiệm về AWS hướng dẫn, và học cách thiết kế, triển khai và vận hành các ứng dụng có tính khả dụng cao, tiết kiệm chi phí và an toàn trên AWS. ”
Ngoài ra, AWS còn sở hữu một mạng lưới các đối tác trên khắp thế giới nhằm hỗ trợ xây dựng các giải pháp và dịch vụ cho khách hàng. “AWS có các chương trình đối tác chuyên nghiệp (Migration Competency Partners) – những chuyên gia có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng làm quen với nền tảng AWS thông qua dịch vụ chuyên nghiệp như cung cấp nhân viên kỹ thuật, công cụ, đào tạo và hỗ trợ cho khách hàng. Các SMB có thể di chuyển bất kỳ tải lượng công việc nào – ứng dụng, trang web, cơ sở dữ liệu, lưu trữ, máy chủ vật lý hoặc máy chủ ảo – và thậm chí toàn bộ trung tâm dữ liệu từ môi trường tại chỗ (on-premise), cơ sở lưu trữ hoặc đám mây công cộng khác sang nền tảng AWS. ”
Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Công nghệ của Amazon.com, Tiến sĩ Werner Vogels đã chia sẻ 8 dự đoán về cách mà công nghệ sẽ tiếp tục thay đổi cuộc sống trong năm tới. “Sau năm 2021, chúng tôi mong chờ những sự thay đổi kỳ diệu khi các SMB bắt đầu biết cách ứng dụng công nghệ đám mây hiện đại để tiếp cận khách hàng. Mục tiêu này có thể đạt được nhờ vào quá trình ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp nhằm cố gắng thích nghi và tồn tại trong bối cảnh một năm qua.” Gunish nói.
“Chúng tôi mong muốn sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các công nghệ và những nhà cung cấp dịch vụ tiên tiến hơn — nhằm để phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công nghệ này có thể hỗ trợ các SMB toàn diện, từ thiết lập và đào tạo một chatbot để giúp trả lời các câu hỏi thường gặp (FAQs), đến việc thiết lập và chạy hệ thống CRM chỉ trong vòng vài phút. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hưởng được nhiều lợi ích từ các kiến trúc (architectures) và ứng dụng đa dạng mà không cần phải đầu tư thời gian và chi phí để tự xây dựng”. Gunish kết luận.
Về VTI Cloud
VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.
Liên hệ với chúng tôi: Tại đây
Nguồn: Thetechvantage.net