*ADC – Application Delivery Controller: Bộ cân bằng tải thông tin cho ứng dụng
Các tổ chức tiếp tục quá trình chuyển đổi các ứng dụng lên đám mây với tốc độ ngày càng nhanh. Theo báo cáo C-suite Perspectives Report gần đây của Radware, 76% doanh nghiệp trả lời khảo sát đã đẩy nhanh kế hoạch cho quá trình chuyển đổi các ứng dụng và cơ sở hạ tầng lên đám mây. Đọc thêm tại đây.
Các doanh nghiệp không chỉ chuyển đổi sang đám mây mà còn đang áp dụng chiến lược đa đám mây (multi-cloud). Theo kết quả khảo sát của Flexera, 93% tổ chức đã áp dụng chiến lược đám mây lai (hybrid-cloud) (sử dụng bổ sung các dịch vụ đám mây cho hạ tầng vật lý sẵn có tại on-premises).
Nhưng đi kèm với lợi ích là thách thức rất lớn. Việc sử dụng môi trường đám mây không đồng nhất dẫn đến việc quản lý, bảo mật và báo cáo thiếu tính liên tục, nhất là khi môi trường multi-cloud có các công cụ quản lý, giám sát, cung cấp ứng dụng và các dịch vụ bảo mật riêng.
Theo nghiên cứu của Enterprise Strategy Group, chỉ 5% tổ chức có các công cụ quản lý đám mây hợp nhất để quản lý phần lớn các hệ thống đám mây và các môi trường mây công cộng.
ADC là gì
ADC – Application Delivery Controller: Bộ cân bằng tải thông tin cho ứng dụng là một thiết bị mạng máy tính trong trung tâm dữ liệu, thường là một phần của mạng phân phối ứng dụng (Application Delivery Network), giúp thực hiện các tác vụ phổ biến, chẳng hạn như các tác vụ được thực hiện bởi trình tăng tốc web để loại bỏ gánh nặng khỏi chính các web server. Nhiều ADC thường được đặt trong DMZ, giữa tường lửa hoặc bộ định tuyến bên ngoài và hệ thống web.
Một nhầm lẫn phổ biến là ADC là một bộ cân bằng tải nâng cao, đây chưa phải là một mô tả đầy đủ. ADC là một thiết bị mạng giúp các ứng dụng định hướng lưu lượng truy cập của người dùng để loại bỏ quá tải từ hai hoặc nhiều server. Trên thực tế, một ADC bao gồm nhiều lớp OSI từ layer 3 đến layer 7, bao gồm cân bằng tải. Các tính năng khác thường thấy trong hầu hết các ADC bao gồm Tối ưu hóa lưu lượng IP, Chaining/Steering lưu lượng, Giảm tải SSL, Web Application Firewall, CGNAT, Hệ thống DNS và proxy/reverse proxy. ADC cũng có xu hướng cung cấp các tính năng nâng cao hơn như chuyển hướng nội dung cũng như theo dõi tình trạng máy chủ. Trong bối cảnh của Cơ sở hạ tầng Telco, ADC có thể cung cấp dịch vụ cho khu vực Gi-LAN.
Thách thức
Quá trình chuyển đổi sang đám mây tạo ra một loạt thách thức sau đây:
Bản quyền (Licensing)
Budgeting và licensing có thể trở thành cơn ác mộng khi doanh nghiệp lập kế hoạch mà không có khả năng dự đoán chi phí, vì việc mở rộng ứng dụng bằng mô hình đo lường có thể dẫn đến chi phí hoạt động tăng đột biến.
Các mô hình dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu pay-as-you-go (PAYG) cũng không phải là câu trả lời vì chúng có thể tạo điều kiện cho việc tự triển khai của các bộ phận khác nhau, điều này tác động đến bảo mật và kiểm soát chi phí chung của cả tổ chức trong quá trình chuyển đổi.
Giới hạn vào nhà cung cấp cố định (Vendor lock-in)
Điều này có thể xảy ra vì một nhà cung cấp đám mây có thể cung cấp các khả năng / dịch vụ mà nhà cung cấp khác không có. Ngoài ra, việc thiếu tiêu chuẩn hóa trên các đám mây có thể dẫn đến phát sinh các dịch vụ gia tăng, chẳng hạn như kỹ thuật và tư vấn.
Tự quản trị (Self-service provisioning)
Điều này trở nên khó khăn trên các môi trường multi-cloud. Việc cung cấp tài nguyên đám mây thường yêu cầu chuyên môn cao, do đó hạn chế khả năng tự triển khai của người dùng cuối. Nó khiến quá trình tự động hóa end-to-end trở nên rất phức tạp.
Trực quan (Visibility)
Các ứng dụng trải dài tại cơ sở và cơ sở hạ tầng đám mây hạn chế khả năng sử dụng dashboard duy nhất để theo dõi, quản lý và xác định phân tích nguyên nhân gốc rễ.
Bảo mật ứng dụng (Application protection)
Dịch chuyển ứng dụng lên đám mây khiến vấn đề an ninh mạng phức tạp hơn. Các nhà cung cấp đám mây không cung cấp các biện pháp kiểm soát bảo mật toàn diện cũng như không nhất quán giữa các nhà cung cấp. Cuối cùng, bề mặt tấn công tăng lên khi một ứng dụng rời khỏi giới hạn của trung tâm dữ liệu on-premises của tổ chức.
Giải pháp
Năm khả năng quan trọng cần thiết cho Bộ cân bằng tải thông tin cho ứng dụng (Application Delivery Controller – ADC) trong quá trình chuyển đổi và quản lý các ứng dụng trong đám mây là:
Khả năng mở rộng và sẵn sàng (Scalability & Availability)
Khả năng tự động mở rộng quy mô là rất quan trọng đối với các công ty muốn tự động hóa các hoạt động phụ trợ. Điều này có nghĩa là thêm và xóa các dịch vụ theo yêu cầu mà không cần can thiệp thủ công để cấp phép và thu hồi dung lượng khi không còn được sử dụng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đáng kể.
Bảo vệ ứng dụng toàn diện (Comprehensive application protection)
Khi tin tặc thăm dò lỗ hổng ứng dụng và mạng để khởi động các cuộc tấn công DDoS và truy cập vào dữ liệu nhạy cảm, việc bảo vệ ứng dụng trở nên quan trọng để bảo vệ doanh nghiệp và thương hiệu của nó.
Phân tích và giám sát trực quan (Analytics & Visibility)
Khi các ứng dụng được triển khai trên các đám mây riêng và công cộng, việc giám sát hiệu suất, trải nghiệm người dùng, xác định vi phạm SLA (Service-level agreement), quản lý bảo mật ứng dụng và chẩn đoán nguyên nhân gốc đều rất quan trọng.
Một dashboard duy nhất cung cấp khả năng hiển thị và phân tích tất cả các yếu tố này là rất cần thiết để đảm bảo các ứng dụng của tổ chức cung cấp trải nghiệm kỹ thuật số tốt nhất.
Tự động hoá (Automation)
Việc sử dụng các dịch vụ được cung cấp từ đối tác thứ 03 (Cross-domain services) buộc doanh nghiệp phải mở rộng mạng, ứng dụng và bảo mật, yêu cầu sự hợp tác giữa các nhóm, khiến xung đột và chậm trễ trong quá trình thử nghiệm và cung cấp dịch vụ rất dễ xảy ra.
Tự động hóa việc triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng hoặc mở rộng quy mô tài nguyên ứng dụng một cách linh hoạt, trở nên quan trọng trong môi trường public cloud vì giá cả được cấu trúc xung quanh việc sử dụng/tiêu thụ tài nguyên.
Bất kỳ thành phần nào trong chuỗi cung ứng này đều yêu cầu tự động hóa để chuyển đổi các quy trình được điều khiển thủ công thành các bước tự động.
Khả năng dự đoán chi phí (Cost predictability)
Môi trường điện toán đám mây sở hữu tính linh hoạt như mô hình licensing mà một doanh nghiệp đăng ký. Khả năng kiểm soát chi phí khi phân bổ các dịch vụ application delivery & protection trên các môi trường không đồng nhất khi cần thiết là tối quan trọng. Điều này bắt nguồn từ việc nhiều tổ chức triển khai trong môi trường public cloud thường gặp phải chi phí không mong muốn khi dịch vụ mở rộng với mức sử dụng tăng lên.
Hiện tại, nếu lập kế hoạch thật chặt chẽ, việc doanh nghiệp tự thực hiện quá trình chuyển đổi ứng dụng của mình lên đám mây có thể xảy ra. Tuy nhiên, phần đông doanh nghiệp đều nhận thấy rằng làm việc với một đối tác có chuyên môn sâu về các tùy chọn public, private và hybrid cloud sẽ mang lại con đường thành công nhanh nhất và đảm bảo nhất.
Về VTI Cloud
VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.