Hiệu ứng mạng (Network effects) là hiệu ứng mà mỗi một người dùng gia nhập vào mạng lưới sẽ tạo thêm giá trị và cải thiện chất lượng cho cả mạng lưới đó.
Khi tìm hiểu về sự thành công của các công ty lớn nhất thế giới, ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy những biểu đồ chứng minh rằng họ đang tạo ra giá trị cho người dùng với một tốc độ vô cùng nhanh chóng. Đây là một nguyên nhân giúp cho những doanh nghiệp này trở thành “những kẻ săn mồi đỉnh cao”. Ở phần lớn doanh nghiệp, chính kỹ năng khai thác hiệu ứng mạng đã giúp họ đạt được những thành tựu cao như vậy.
Hiệu ứng mạng xảy ra khi trên một thị trường, càng nhiều người mua một sản phẩm thì sản phẩm đó càng có giá trị. Hiệu ứng mạng hoạt động thông qua một “vòng phản hồi tích cực” (Positive feedback loop), nhờ đó sẽ có càng nhiều dịch vụ được cung cấp khi quy mô mạng được mở rộng hơn. Khi công ty phát triển về quy mô, giá trị của nó cũng càng tăng lên. Điều này càng lôi kéo thêm những người dùng mới và do đó tiếp tục mở rộng sự thống trị của nó so với các dịch vụ từ các đối thủ cạnh tranh.
Hiệu ứng mạng và định luật Metcalfe
Hiệu ứng mạng đã thu hút được sự chú ý đáng kể thông qua nhà tiên phong Internet Robert Metcalfe, người đồng phát minh ra Ethernet và đồng sáng lập Nhà Sản xuất Điện tử Kỹ thuật Số 3Com, cho phép kết nối mạng máy tính bằng Ethernet. Ông cũng phát hiện và xây dựng định luật Metcalfe, trong đó nói rằng giá trị V của mạng tỷ lệ thuận với bình phương của số lượng người dùng được kết nối trong mạng (n2). Điện thoại là ví dụ điển hình về hiệu ứng mạng trong thực tế. Trên một mạng điện thoại di động, càng nhiều sử dụng thì giá trị của mạng càng tăng. Mặc dù hai điện thoại chỉ có thể hỗ trợ một kết nối, nhưng năm điện thoại có thể hỗ trợ mười kết nối và mười hai điện thoại có thể hỗ trợ sáu mươi sáu kết nối. Tương tự, trong thời đại hiện nay, chúng ta có thể thấy hiện tượng này đang phổ biến trong các nền tảng truyền thông xã hội (Social-media platforms).
Thật vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng định luật Metcalfe áp dụng cho nhiều doanh nghiệp và dịch vụ tìm cách khai thác hiệu ứng mạng, trong đó chính Metcalfe đã sử dụng dữ liệu có giá trị trong 10 năm của Facebook để chứng minh sự phù hợp của định luật mình đưa ra. Một nghiên cứu năm 2015 của Xing-Zhou Zhang, Jing-Jie Liu và Zhi-Wei Xu được công bố trên Tạp chí Khoa học Máy tính và Công nghệ cũng cho thấy định luật Metcalfe hỗ trợ dữ liệu cho Facebook và tập đoàn Tencent của Trung Quốc. Kết quả cho thấy:
1. Trong bốn định luật về hiệu ứng mạng [ba định luật còn lại là định luật Sarnoff { V ∝ n }, định luật Odlyzko { V ∝ nlog (n) } và định luật Reed { V ∝ 2 n }], định luật Metcalfe cho đến nay phù hợp với thực tế dữ liệu tốt nhất;
2. Cả dữ liệu của Tencent và Facebook đều khá phù hợp với định luật Metcalfe;
3. Chi phí của Tencent và Facebook tỷ lệ thuận với bình phương quy mô mạng của họ, không phải tuyến tính;
4. Xu hướng tăng trưởng của người dùng hoạt động hàng tháng của Tencent và Facebook phù hợp với chức năng “Netoid” (hình chữ S).
Sử dụng hiệu ứng mạng để tạo ra hào kinh tế (Economic-moat) mạnh mẽ
Một trong những mục tiêu chính của việc sử dụng hiệu ứng mạng là xây dựng một doanh nghiệp “phòng thủ” (Defensible business) – tức là một doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển và trở nên có giá trị hơn bất chấp sự bất ổn của kinh tế hay sự gia tăng của các doanh nghiệp cạnh tranh. Nắm giữ những bằng sáng chế hay bản quyền là một trong những yếu tố xây dựng nên một doanh nghiệp “phòng thủ”. Tuy nhiên, nó có thể là nguyên nhân hạn chế người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Hiệu ứng mạng trong trường hợp này có thể cho phép một sản phẩm hoặc dịch vụ nhanh chóng được phủ sóng rộng rãi. Điều này giúp cho doanh nghiệp hình thành một lợi thế cạnh tranh bền vững – hay khái niệm “hào kinh tế” đã được Warren Buffett đề cập. “Trong kinh doanh, tôi tìm kiếm những lâu đài kinh tế được bảo vệ bởi những ‘con hào’ không thể phá vỡ,” một tuyên bố nổi tiếng của Buffett vào năm 1996.
Công ty tình báo thị trường CB Insights đã xác định ba cách phổ biến mà các doanh nghiệp ngày nay đang xây dựng những con hào lâu bền:
1. Hiệu ứng mạng lưới thị trường phát sinh khi một công ty đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài từ việc tập hợp khách hàng và nhà cung cấp trên thị trường. Điển hình như Amazon và eBay. Bằng cách tạo điều kiện kết nối cung và cầu, nhiều nhà cung cấp tham gia thị trường hơn, điều này thúc đẩy cạnh tranh về giá giữa các nhà cung cấp và do đó thu hút nhiều khách hàng hơn, từ đó lại thu hút càng nhiều nhà cung cấp hơn. Điều này tạo ra một “chu kỳ tăng trưởng tự củng cố được xây dựng dựa trên các hiệu ứng mạng”.
2. Hiệu ứng mạng dữ liệu phát sinh khi một công ty có được dữ liệu người dùng ngày càng trở nên có giá trị với nhiều người dùng hơn, vì công ty có thể sử dụng nó để thu hút nhiều người dùng hơn nữa và xây dựng các thuật toán nâng cao hơn liên quan đến các sản phẩm và dịch vụ của mình. “Ví dụ, Google đã xây dựng lợi thế cạnh tranh của mình trên các thuật toán tìm kiếm của mình và sau đó áp dụng lợi thế đó vào chính quảng cáo G”.
3. Hiệu ứng mạng nền tảng phát sinh khi một công ty sử dụng nền tảng của mình để giữ người dùng tham gia vào hệ sinh thái sản phẩm của họ. Các hiệu ứng mạng như vậy có thể được quan sát thông qua App Store và Google Play, nhờ đó các ứng dụng mới được phát hành trên các nền tảng này củng cố giá trị của chúng. “Mỗi sản phẩm mới thành công làm cho việc ở lại trong hệ sinh thái trở nên có giá trị hơn, tăng chi phí chuyển đổi và thu hút sự chú ý của người dùng trả phí trong nền tảng”.
Từ những ví dụ như vậy có thể suy ra rằng các mô hình kinh doanh có khả năng mở rộng cao cũng thường khai thác khá tốt hiệu ứng mạng. Điều này thường được phản ánh rõ ràng khi doanh nghiệp không phải tốn kém quá nhiều chi phí cho một người dùng mới, bởi họ đã được thêm vào dựa trên mạng lưới đã hình thành. Do đó, chi phí trung bình của công ty, hoặc chi phí trên một đơn vị, sẽ có xu hướng giảm khi quy mô phát triển.
Hiệu ứng mạng trong công nghệ
Công ty đầu tư mạo hiểm NFX đã thực hiện một lượng lớn nghiên cứu về hiệu ứng mạng. Nghiên cứu của họ về các công ty kỹ thuật số được định giá hơn 1 tỷ đô la và được thành lập từ năm 1994 (khi Internet trở nên phổ biến rộng rãi) đến năm 2017 cho thấy rằng hiệu ứng mạng đại diện cho gần 70% giá trị tạo ra trong công nghệ. “Bằng cách xem xét từng mô hình kinh doanh của các công ty và so sánh chúng với danh sách 13 hiệu ứng mạng đã biết, chúng tôi ước tính 35% các công ty đó có hiệu ứng mạng ở cốt lõi của họ.” – nghiên cứu chỉ ra. “Họ thường có giá trị hơn nhiều so với các công ty không có hiệu ứng mạng, vì vậy họ đã thêm tới 68% tổng giá trị trong bảng tính của chúng tôi”.
13 loại hiệu ứng mạng của NFX
NFX quan sát và đưa đến kết luận rằng hiệu ứng mạng là “yếu tố dễ đoán nhất dẫn đến sự phát triển của các công ty công nghệ có giá trị cao nhất – ngoài việc có lẽ là “có một CEO tuyệt vời”
Những gã khổng lồ công nghệ ngày nay, chẳng hạn như Apple, Microsoft, Google, Facebook và Amazon, chỉ là một vài ví dụ điển hình về hiệu ứng mạng hiện đang hoạt động. Ví dụ, Facebook đã tăng giá trị khi có nhiều người tham gia vào nền tảng này. Với càng nhiều người tạo tài khoản của riêng họ, thì càng có nhiều bạn bè mà họ có thể kết nối; ngược lại, quá trình này thậm chí còn thúc đẩy nhiều người dùng hơn. Ngày nay, hơn hai tỷ người sử dụng Facebook hàng ngày hoặc một dịch vụ phổ biến khác của công ty truyền thông xã hội, chẳng hạn như Instagram, WhatsApp và Facebook Messenger.
Do đó, nhiều người có thể nhìn thấy các quảng cáo được đặt trên nền tảng Facebook, điều này đã tạo ra phần lớn doanh thu cho Facebook. Thật vậy, các ước tính cho thấy tỷ lệ doanh thu từ quảng cáo của Facebook ở mức khổng lồ 99%. “Nói một cách đơn giản, chúng tôi không tin rằng thế giới đã từng chứng kiến được một công ty truyền thông nào lại có hiệu ứng mạng tương đương với khả năng phát triển ổn định và quy mô lớn như của Facebook,” NFX lưu ý. “Và rõ ràng là cả ban lãnh đạo Facebook và phần còn lại của thế giới chỉ mới bắt đầu vật lộn với những gì có thể có ý nghĩa đối với xã hội.”
Về VTI Cloud
VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.