see more blog

Làm Sao Để Kiểm Soát Chi Tiêu Trên Cloud?

lam-sao-de-kiem-soat-chi-tieu-tren-cloud-1

Nếu Không Có Cloud, Mọi Thứ Sẽ Rất Khác

Hầu hết doanh nghiệp hiện nay đều ít nhiều cần tới công nghệ để tồn tại và phát triển. Do đó, không quá ngạc nhiên khi trung tâm dữ liệu (IDC) ước tính được chi phí đầu tư cho hạ tầng đám mây (cloud infrastructure) trong năm 2021 đã tăng 12.9%, lên tới 74.6 tỉ USD so với năm 2020.

Nền tảng đám mây quản lý và hỗ trợ rất nhiều công nghệ mà một tổ chức cần sử dụng để vận hành hằng ngày, một số đã được thiết kế để nâng cao hiệu suất và luồng công việc nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều doanh nghiệp chưa quản lý chi tiêu trên cloud hợp lý dẫn đến “cloud waste” – dùng để chỉ tình trạng doanh nghiệp tiêu thụ nhiều tài nguyên trên đám mây hơn mức cần thiết. Theo một số thống kê, có khoảng một phần ba chi phí cho cloud được đánh giá là đầu tư kém hiệu quả.

Rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn hơn khi ngày càng cần tới nền tảng đám mây và bỏ nhiều tiền hơn để duy trì nó. Hệ quả là, họ dần chi tiêu mất kiểm soát, tạo ra một khoảng cách lớn giữa chi phí vận hành và giá trị thực sự mà cloud mang lại cho doanh nghiệp.

Vì Sao Chi Phí Cho Cloud Leo Thang?

Một vấn đề ta có thể chỉ ra, đó là có rất nhiều nhân viên cấp trung (junior) có quyền ra quyết định, dù nhỏ nhưng lại tác động tới chi phí vận hành cloud. Trong trường hợp này, một portal tự phục vụ mà không có hành lang bảo vệ (guardrails) sẽ dẫn tới việc người dùng có khả năng làm trái quy định, gây ảnh hưởng lên toàn bộ tổ chức. Một số công cụ kiểm soát chi phí cho cloud có thể giúp quản lý và điều tiết chi phí. Tuy nhiên, nếu không có những quy trình và cách quản trị hợp lý, việc chi tiêu cho cloud vẫn có thể diễn ra mất kiểm soát. Hiệu ứng cộng dồn sẽ tạo ra chi phí khổng lồ cho cloud về sau mà không có cơ chế giám sát hợp lý, ví dụ như: lượng lớn người dùng và người quản lý thu chi ngày càng làm trầm trọng thêm hoạt động mở rộng của cloud. Hơn nữa, những người quản lý tài nguyên thường sẽ không có tầm nhìn rõ ràng trong việc các ứng dụng của tổ chức sẽ hao tốn ra sao khi hoạt động trên cloud, và thường thì đó không nằm trong phận sự của họ.

Dao động giá ở cloud và một số dịch vụ mới được cập nhật, dù có thể hỗ trợ doanh nghiệp phần nào đó, nhưng nhìn chung tình hình vẫn chưa khả quan. Ngoài ra, có rất nhiều cơ chế chiết khấu phức tạp có thể khiến doanh nghiệp bối rối, khó nắm bắt được tình trạng chi tiêu cho cloud hiện tại. Từ đó, ta thấy được nhu cầu kiểm soát và minh bạch trong giá cả, thu chi liên quan tới hạ tầng cloud.

Tình trạng cloud waste sẽ ngày một nghiêm trọng khi hạ tầng cloud đang sử dụng không tương thích với mục tiêu doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đang tập trung nhiều hơn vào phân tích dữ liệu, yêu cầu về hạ tầng cloud sẽ rất khác so với một doanh nghiệp đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu không thực sự hiểu rõ giá trị của cloud cho hoạt động doanh nghiệp, không chiến lược cloud nào có thể mang lại hiệu quả.

Ngoài ra, rất nhiều tổ chức rơi vào một cái bẫy của các chính sách tuân thủ pháp luật (regulatory compliance) được đưa vào bởi một ủy ban thay vì dựa vào thiết kế của hạ tầng. Một số các chi phí không thực sự cần thiết sẽ xuất hiện như một hệ quả của các cơ chế tuân thủ đã không được nhúng (embedded) vào điện toán đám mây (cloud engineering), mà sau đó sẽ phải mất thời gian để đồng bộ. Đồng thời, rất nhiều tổ chức đã không tận dụng các lợi ích từ giấy phép riêng (BYOL – một mô hình cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng giấy phép một cách linh hoạt) mà tự chi trả trên cloud, do đó lại khiến chi phí cho cloud tăng lên.

Thực hành tiết kiệm trong đầu tư cloud ở phạm vi toàn bộ tổ chức đòi hỏi rất nhiều góc nhìn mới và nguồn lực. Vậy các doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu?

Số Tiền Tôi Đang Bỏ Ra Cho Cloud Là Bao Nhiêu?

Bước đầu tiên để thay đổi đó là tìm ra những điểm mà việc đầu tư và lãng phí cho cloud thường xuyên xảy ra, bao gồm quy trình, luồng công việc tại doanh nghiệp; các phòng ban, nhóm dự án và chức vụ. Ví dụ, ta có thể bắt đầu từ những thứ đơn giản như so sánh hóa đơn của bên cung cấp với hợp đồng làm việc với họ để nhận ra việc chênh lệch trong số tiền thanh toán (over-billing). Sau đó, AI và học máy (machine learning) có thể được đưa vào để tự động hóa các quy trình này, khi rất nhiều doanh nghiệp lớn hiện nay đã sử dụng và lưu trữ hàng ngàn hóa đơn trên đám mây.

Khi việc đầu tư vào cloud được kỳ vọng là sẽ không ngừng tăng lên, doanh nghiệp chắc chắn phải nâng cao khả năng quản lý chi phí cho hạ tầng đám mây. Doanh nghiệp có thể sẵn sàng trong việc tiếp tục đo lường và quản lý thu chi, bao gồm các công việc như lựa chọn instance với size hợp lý, tối ưu hóa dung lượng của cloud environment, sử dụng auto-scaling, lựa chọn mô hình tính giá phù hợp cho hợp đồng cloud, và triển khai các thẻ gắn/nhãn dán (tags/labels) đơn giản, đúng chuẩn để dễ dàng tìm ra “thủ phạm” làm gia tăng chi phí. Cùng với đó, doanh nghiệp có thể đưa ra một số chính sách lưu trữ – bao gồm mức độ lưu trữ – cho từng nhu cầu về data cho các dữ liệu, để cắt giảm thêm chi phí cho cloud. Bằng việc xem xét lại số lượng dịch vụ đang sử dụng và dung lượng chúng đang chiếm trên cloud, ta cũng có thể tìm ra được các đầu mục có thể cắt giảm.

Quy trình tự động hóa sẽ tác động lớn tới hoạt động giám sát và quản lý cloud. Dù đã có các công cụ gốc (native tool) của nhà cung cấp cloud hỗ trợ đội ngũ IT trong việc kiểm soát chi phí và vòng đời của khối lượng công việc (workload), tổ chức vẫn cần tự giám sát quy trình. Hầu hết các quy trình quản lý workload và đúng cấp (right sizing) đều có thể được tự động hóa để giảm việc can thiệp thủ công của con người và chuẩn hóa việc quản lý chi phí trên cloud. Nhưng đồng thời, việc tự động hóa các quy trình này không thể diễn ra một sớm một chiều. Ta nên nhìn nhận nó như một quá trình học hỏi và đầu tư liên tục để thực sự nắm bắt được các quản lý cloud hiệu quả.

Một khi chi phí cho cloud đã tạm thời nằm trong kiểm soát, việc thu hẹp khoảng cách giá trị sẽ là bước tiếp theo.

Cloud Phù Hợp Cho Từng Nhiệm Vụ

Không nhiều tổ chức đang sử dụng chức năng cloud phù hợp cho mục tiêu mà họ đang hướng tới. Đó là lý do vì sao các doanh nghiệp cần lựa chọn hạ tầng đám mây phù hợp nhất để có thể đạt được các mục tiêu cho doanh nghiệp. Ở mức độ cơ bản, hầu hết các tổ chức chỉ cần một hạ tầng thiết yếu để cung cấp nguồn máy tính (computer power) và nơi lưu trữ dữ liệu. Ở mức độ cao hơn, cloud có thể được dùng để nâng cao tính linh hoạt, khả năng mở rộng, và tốc độ để dự phòng cho những cái tiến để bắt kịp với nhu cầu thị trường. Ở phần lớn các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo (innovative), cloud có thể được sử dụng để phân tích và ứng dụng các công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy. Khi sử dụng IaaS (hạ tầng như một dịch vụ – Infrastructure as a Service), việc chuyển đổi có thể thuận tiện hơn, tuy nhiên khả năng tiết kiệm chi phí sẽ không rõ ràng như khi doanh nghiệp chuyển đổi sang công cụ PaaS (nền tảng như một dịch vụ – Platform as a Service) hay SaaS (phần mềm như một dịch vụ – Software as a Service). 

Lập Value Map (Sơ Đồ Chuỗi Giá Trị) Cho Đầu Tư Cloud

Khi doanh nghiệp của bạn đã có chiến lược đầu tư cho cloud, việc tạo thêm một value map (sơ đồ chuỗi giá trị) cho cloud sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện tỷ lệ hoàn vốn (ROI). Để lập value map, đầu tiên bạn cần xem lại việc sử dụng cloud hiện nay, đánh giá mức độ mà doanh nghiệp bạn đang thu lợi từ việc sử dụng cloud. Bằng việc phân tích việc sử dụng trong vận hành của cloud, hay liệu cloud có đang hỗ trợ cho khả năng thực thi và hoạt động của các quy trình và hệ thống trong doanh nghiệp hay không, sẽ giúp bạn làm rõ xem đâu là nơi mình nên cắt giảm chi phí đầu tư, và đâu là nơi có tiềm năng phát triển nếu được đầu tư xứng đáng. 

Bản chất của việc tạo value map cho cloud là việc thiết lập các chỉ số đo lường vận hành để hỗ trợ doanh nghiệp. Những chỉ số này sẽ liên quan tới các giá trị mà doanh nghiệp sẽ tạo ra khi ứng dụng công nghệ tinh gọn (Agile) hay DevOps, tích hợp công cụ vận hành, hay để đánh giá độ hiệu quả của các cơ chế giám sát phòng ngừa rủi ro hoặc quản lý chi phí. Ở giai đoạn này, bạn có thể kịp thời phát hiện các điểm nghẽn (bottleneck) để giảm thiểu việc đình trệ trong quy trình làm việc, đồng thời hỗ trợ đẩy KPI cho các hoạt động khác. 

Bước tiếp theo đó là chọn ra các chỉ số đo lường chủ chốt. Những chỉ số được chọn ra sẽ có liên quan mật thiết tới khả năng của cloud, giúp cho cloud được tối ưu hóa trong việc sử dụng, khả năng ứng biến và độ hiệu quả. Để đo lường được, ta có thể liệt kê ra các công nghệ cloud liên quan như Functions as a Service, Containers as a Service hay tích hợp hybrid cloud, giúp cho rất nhiều công nghệ khác có thể dễ dàng tiếp cận và ứng dụng hơn. Những chỉ số này sẽ hỗ trợ cho tổ chức có thể cung cấp nhiều hơn các dịch vụ hướng tới người tiêu dùng (customer-orientated services).

Bước cuối cùng mà ta cần cân nhắc đó là các chỉ số liên quan tới dịch vụ doanh nghiệp, những yếu tố sẽ tác động rõ nhất lên người dùng và khách hàng. Đây có thể bao gồm các dịch vụ được vận hành bởi IoT, AI hay quản lý API – những dịch vụ tăng cường tương tác với khách hàng, tạo ra trải nghiệm được cá nhân hóa và hiệu quả. Tuy nhiên, tất cả các dịch vụ này chỉ có thể vận hành hiệu quả khi được đầu tư bài bản và cẩn thận vào các chỉ số vận hành và chỉ số chủ chốt. Ví dụ, một công ty có thể giới thiệu một con chatbot để tương tác với khách hàng, nhưng con chatbot sẽ trở nên vô tích sự nếu các chỉ số vận hành và chỉ số chủ chốt không được thiết lập (configured) chính xác.

Sau khi lập được value map, ta có thể đánh giá khả năng sử dụng cloud trong vận hành và xem xem liệu cloud có thực sự mang đến lợi ích cho hệ thống và quy trình làm việc hay không. Nếu như câu trả lời là không, ta có thể định vị được nơi mà ta đang đầu tư vào cloud “sai chỗ”.

Phương pháp đánh giá này có thể bao gồm việc phân tích khả năng sử dụng trong vận hành: Có gì khác biệt so với khi sử dụng và không sử dụng cloud; Liệu cloud có đang đóng vai trò chủ chốt cho quy trình và hệ thống của doanh nghiệp; Và liệu cloud có đang tác động tích cực tới trải nghiệm mà doanh nghiệp đang mang lại cho khách hàng. Bằng việc trả lời các câu hỏi trên, đội ngũ IT trong doanh nghiệp có thể tự tin đưa ra kết luận về tính hiệu quả của nền tảng cloud hiện tại.

Khai Phá Lợi Ích Từ Cloud

Một sự thật đáng buồn hiện nay là, hầu hết các doanh nghiệp đều đang chi trả “quá lố” cho việc thiết lập hạ tầng cloud, và hoàn toàn không nhận biết được đâu là nơi cloud thực sự phát huy giá trị. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. 

Áp dụng cloud giống như việc bạn dời đến một thành phố mới và đang tìm kiếm nơi ở mới; bạn có thể lựa chọn việc mua một căn nhà (sử dụng private cloud), thuê một căn hộ (sử dụng IaaS hay public cloud), hay thuê một phòng tại khách sạn (sử dụng dịch vụ quản trị trên nền tảng public cloud, ví dụ, lượng công việc sẽ được đặt trên dịch vụ cloud phù hợp với yêu cầu riêng của doanh nghiệp). Các tổ chức thành công trong việc định hình và sắp xếp việc đầu tư cloud hiệu quả sẽ khai phá tốt các lợi ích từ cloud, giúp cho doanh nghiệp tạo ra các giá trị số bền vững trong tương lai dài hạn.

Về VTI Cloud

VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.

Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi: Tại đây

Nguồn: Adrian Bradley từ technative.io

 

Related news

what’s up at VTI