see more blog

Cloud Native là gì?


Theo định nghĩa của tổ chức Cloud Native Computing Foundation (CNCF), mô hình Cloud Native bao gồm “các hệ thống phân tán có khả năng mở rộng quy mô lên đến hàng chục nghìn node của khách hàng (multi-tenant) và có khả năng tự phục hồi (self-healing)”. Như vậy có thể thấy, một chiến lược Cloud Native sẽ thiên về quy mô và khả năng phục hồi. Các đặc điểm trên vô cùng phù hợp với những mô hình kinh doanh gắn liền mục tiêu mở rộng quy mô sản phẩm hiện tại, giảm thiểu chi phí vận hành và tăng lợi nhuận. Liệu thế mạnh của Cloud Native có thật sự tập trung về sức mạnh và quy mô?

Nhưng khi nhắc đến khái niệm “Cloud (Đám mây)” nhiều người vẫn cho rằng “Cloud” sẽ mang đến một thế mạnh hoàn toàn khác: tốc độ. Đối với họ, Cloud Native thúc đẩy quá trình đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường nhanh chóng hơn. Các doanh nghiệp từ start-up cho đến công ty đang trên đà phát triển, đều muốn sử dụng kiến ​​trúc Cloud Native để có thể đổi mới nhanh chóng. Vậy Cloud Native có mang đến lợi thế về tốc độ hay không?

Trong khi đó, một nhóm tổ chức khác trên thị trường muốn xây dựng và thử nghiệm những ý tưởng kinh doanh mới mà không cần nguồn vốn quá lớn. Họ muốn bắt đầu kinh doanh với quy mô nhỏ, chi phí ban đầu ở mức tối thiểu và định hướng phát triển tùy theo tình hình kinh doanh. Vậy Cloud Native có phải lợi thế về mặt chi phí

Sau tất cả, Cloud Native là gì? Một phương thức để doanh nghiệp chuyển đổi nhanh hơn? Một giải pháp mạnh mẽ để mở rộng quy mô? Một cách để giảm thiểu chi phí vận hành hoặc chi phí tài sản cố định? Hay một phạm trù hoàn toàn khác? Làm thế nào để đạt được những mục tiêu khác nhau này với một mô hình?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá các khía cạnh xung quanh định nghĩa Cloud Native cũng như tập trung phân tích những chiến lược Cloud Native phù hợp cho từng mục tiêu cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, mặc dù Cloud Native có vẻ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được tất cả các mục tiêu cấp thiết (tốc độ đổi mới nhanh chóng, khả năng mở rộng và giảm thiểu chi phí) nhưng ta cũng nên cân nhắc kỹ càng hơn. Cloud Native sẽ mang đến tiềm năng rất lớn nhưng cũng có những rủi ro tiềm tàng.

Mục đích của Cloud Native là gì?

“Cloud Native” là tên một phương pháp tiếp cận cụ thể để thiết kế, xây dựng và vận hành các ứng dụng dựa trên mô hình infrastructure-as-a-service (cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ) kết hợp với các công cụ vận hành như tích hợp dịch vụ liên tục (service continuous integration), container engines (công cụ vùng chứa) và bộ điều phối (orchestrators). Mục tiêu tổng thể là cải thiện tốc độ, khả năng mở rộng và cuối cùng là gia tăng lợi nhuận.

  • Tốc độ: việc thay đổi và triển khai các ý tưởng bắt kịp xu hướng thị trường nhanh chóng luôn được xem là lợi thế chiến lược của bất kỳ công ty dù ở quy mô nào. Điều này đồng nghĩa với việc thời gian triển khai ý tưởng vào sản xuất thay vì được tính bằng tháng sẽ được tính bằng ngày hoặc thậm chí bằng giờ. Một trong những yếu tố cốt lõi để đạt được mục tiêu này chính là sự thay đổi văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp, thay vì tạo ra những thay đổi lớn, doanh nghiệp thực hiện các cải tiến gia tăng (incremental improvements). Và yếu tố thứ hai chính là quản lý rủi ro. Cách tiếp cận Cloud Native tối ưu nhất là giảm thiểu rủi ro cũng như tăng tốc sự chuyển dịch, từ đó cho phép các doanh nghiệp thực hiện quá trình ủy quyền mạnh mẽ hơn và trở nên nhanh nhạy hơn.
  • Quy mô: khi doanh nghiệp trên đà phát triển, việc hỗ trợ được nhiều người dùng hơn, ở nhiều địa điểm hơn, trên nhiều loại thiết bị hơn, đồng thời duy trì khả năng đáp ứng, quản lý chi phí và không gặp sự cố được xem là những yếu tố chiến lược cần thiết. 
  • Lợi nhuận: trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (infrastructure-as-a-service) việc chi trả chi phí cho các tài nguyên bổ sung khi chúng thật sự cần thiết – ví dụ như khi khách hàng mới online (trực tuyến) được xem là một mục tiêu chiến lược cụ thể. Chi phí của doanh nghiệp sẽ chuyển từ CAPEX trả trước (mua máy móc mới) sang OPEX (trả tiền cho các máy chủ bổ sung theo nhu cầu). Nhưng yếu tố này không phải quyết định tất cả. Việc mua máy móc đúng lúc không đồng nghĩa với việc chúng đang được sử dụng một cách hiệu quả. Một lợi ích khác trong việc áp dụng Cloud Native là giảm thiểu chi phí về mặt lưu trữ thông tin (hosting).

Về cơ bản, chiến lược Cloud Native sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro kỹ thuật. Trước đây, “chậm và chắc” luôn được xem là một tiêu chuẩn vàng trong cách tiếp cận của doanh nghiệp để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên Cloud Native mang đến cho các doanh nghiệp một cách tiếp cận hoàn toàn mới, thay đổi nhanh nhưng thực hiện theo từng bước nhỏ với rủi ro thấp. Điều này có thể đem đến hiệu quả mạnh mẽ nhưng phương pháp này không hề miễn phí và dễ dàng thực hiện. Đó là một cuộc cách mạng về triết lý kinh doanh, văn hóa công ty cũng như một thách thức về mặt kỹ thuật.

Cloud Native hoạt động như thế nào? 

Về cơ bản, Cloud Native được mô tả là quá trình sử dụng các phần mềm nguồn mở, trong đó mỗi phần của ứng dụng được đóng gói trong container – vùng chứa riêng (container packaging). Nó được sắp xếp để mỗi phần được lập lịch và quản lý chủ động (dynamic management) nhằm tối ưu hóa tài nguyên sử dụng và theo định hướng microservices (microservices-oriented architecture). Thoạt nghe có vẻ như rất nhiều công việc phải không nào? Vậy quá trình này thực chất là gì và liệu lợi ích mang lại của nó có thật sự đáng với công sức bỏ ra? 

Cloud Native tuân thủ năm nguyên tắc về mặt kiến ​​trúc:

  • Sử dụng mô hình cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (Infrastructure-as-a-service): Vận hành trên các máy chủ được cung cấp linh hoạt theo nhu cầu.
  • Thiết kế hệ thống bằng cách sử dụng hoặc phát triển chúng theo hướng kiến ​​trúc microservices (kiến trúc dịch vụ nhỏ): các thành phần riêng lẻ nhỏ và được tách biệt.
  • Tự động hóa (Automatic) and mã hóa (encode): thay các tác vụ thủ công bằng script (mã lập trình kịch bản) và các đoạn mã code.
  • Containerize: quá trình đóng gói (package process) giúp việc kiểm tra, di chuyển và triển khai trở nên dễ dàng.
  • Điều phối (Orchestrate): loại bỏ các máy chủ riêng lẻ trong quá trình sản xuất bằng cách sử dụng các công cụ điều phối và quản lý có sẵn.

Mỗi  thao tác này đều mang đến nhiều lợi ích nhất định nhưng nhìn chung lợi ích to lớn nhất mà doanh nghiệp có thể đạt được là giảm thiểu rủi ro. Mười năm trước khi còn làm việc trong một doanh nghiệp nhỏ, tôi thường thao thức hàng đêm để tự hỏi các máy chủ sản xuất (production servers) thực tế đang vận hành cái gì, liệu chúng ta có thể cải tiến chúng hay không, khả năng chúng ta tới đâu và những máy chủ này liệu có thể đáp ứng thời gian cao điểm. Sau đó, tôi lại tiếp tục lo lắng về việc liệu mình đã chuẩn bị đủ phần cứng cho dự án hiện tại hay chưa. Tôi coi đây là những rủi ro không thể khắc phục được. Cuối cùng, tôi lo lắng về việc triển khai này sẽ phá vỡ các dịch vụ hiện có, vốn có mối quan hệ mật thiết rất lớn với nhau. Những nỗi lo này khiến tôi thậm chí không thể ngủ được hoặc không có thời gian để suy nghĩ thêm những ý tưởng cải tiến doanh nghiệp của mình trong tương lai. 

Trước khi có IaaS, (Infrastructure as code – mô hình thiết lập và triển khai công nghệ), quá trình kiểm tra tự động (automated testing), công nghệ ảo hoá (containerisation) and microservices (dịch vụ vi mô) (dựa vào máy móc và mạng lưới nhanh chóng hiện đại), chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc dành nhiều thời gian cho quá trình lên kế hoạch, thử nghiệm và ghi chép. Nhưng câu hỏi đặt ra hiện tại là những công cụ mới này liệu có phải là “lựa chọn duy nhất và khiến chúng ta đang di chuyển chậm hơn không?” Khi áp dụng vào thực tế thực tế, nó có còn là một lựa chọn an toàn nhất nữa không?

Chúng ta sẽ không xem xét phương pháp tiếp cận Cloud Native chỉ vì tính mới mẻ của cách tiếp cận này— mặc dù thật sự là như vậy. Chúng ta sẽ xem xét về các yếu tố thực tế hơn: phương pháp tiếp cận này có tính tương thích cao với việc phân phối liên tục (continuous delivery) (đẩy nhanh thời gian sản phẩm sinh ra giá trị – time to value), khả năng mở rộng quy mô hoàn hảo và có thể vận hành vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, quan trọng nhất là cloud native có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro theo một phương pháp hoàn toàn mới — đi nhanh nhưng từng bước nhỏ. Đó là lý do thực tế mà chúng ta sẽ phân tích kĩ hơn ở phần sau của loạt bài blog này.

Về VTI Cloud

VTI Cloud là Đối tác cấp cao (Advanced Consulting Partner) của AWS, với đội ngũ hơn 50+ kỹ sư về giải pháp được chứng nhận bởi AWS. Với mong muốn hỗ trợ khách hàng trong hành trình chuyển đổi số và dịch chuyển lên đám mây AWS, VTI Cloud tự hào là đơn vị tiên phong trong việc tư vấn giải pháp, phát triển phần mềm và triển khai hạ tầng AWS cho khách hàng tại Việt Nam và Nhật Bản.
Xây dựng các kiến trúc an toàn, hiệu suất cao, linh hoạt, và tối ưu chi phí cho khách hàng là nhiệm vụ hàng đầu của VTI Cloud trong sứ mệnh công nghệ hóa doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi: Tại đây

 

Theo: Currie, A. (n.d.). What Is Cloud Native? [online] blog.container-solutions.com.

Related news

what’s up at VTI